Khi người máy mổ người thật: Cảm giác như chơi game
Một ca phẫu thuật bằng robot tại BV Nhi trung ương. |
Tiến sĩ Phạm Duy Hiền: Ý tưởng sử dụng robot trong phẫu thuật đã được GS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, ấp ủ từ năm 2003.
Sau nhiều lần đề xuất lên cấp trên, năm 2013, bệnh viện được Chính phủ cấp kinh phí mua robot với số tiền 87 tỷ đồng. Sau đó, tôi và một số đồng nghiệp được cử sang Hàn Quốc đào tạo 3 tháng và liên tục sang bên Hàn Quốc học hỏi thêm.
Hiện nhiều bác sĩ của bệnh đã điều khiển robot thực hiện phẫu thuật thành thạo. Bệnh viện Nhi trung ương thực hiện phương pháp mổ nội soi bằng robot đến nay được tròn 1 năm từ 27/2/2014. Đến nay đã có 60 bệnh nhi được phẫu thuật bằng chiếc máy này.
Tiến sĩ Phạm Minh Hiền: Trước tiên, đặc điểm của con robot này như sau: Robot có 3 bộ phận, gồm: Trạm điều khiển của phẫu thuật viên; hệ thống xử lý tín hiệu, hình ảnh (bộ não robot) và hệ thống cánh tay.
Trạm điều khiển gồm nơi ngồi của phẫu thuật viên, có hệ thống màn hình 3D, camera, bàn đạp và hệ thống micro truyền thông tin. Khi phẫu thuật, kỹ thuật viên làm những động tác ảo từ đôi tay như chơi game.
Mọi hành động của kỹ thuật viên được chuyển đến bộ phận thứ hai. Bộ não robot sẽ xử lý thông tin, sau đó truyền đến hệ thống cánh tay. Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện các thao tác mổ trên bệnh nhân.
Với 4 cánh tay, được trang bị hệ thống dao mổ, kìm, kẹp hiện đại… tay robot có thể xoay được các tư thế, góc độ nên thuận lợi khi thực hiện phẫu thuật những ca bệnh khó.
Phương pháp phẫu thuật nội soi bằng robot đã khắc phục được những hạn chế của phẫu thuật nội soi thông thường. Nhờ có hình ảnh không gian 3 chiều mà phẫu thuật viên có thể quan sát sâu, chính xác hơn.
Đặc biệt, robot có các khớp di động linh hoạt, giúp cho việc thực hiện động tác khâu nối dễ dàng hơn nhiều. Các dụng cụ phẫu thuật do robot điều khiển có khả năng luồn lách vào khoang nhỏ nhất một cách linh hoạt, chính xác... Vì vậy, robot còn hữu ích cho việc nạo hạch trong các ca phẫu thuật khối u ở ổ bụng hoặc lồng ngực…
Tiến sĩ Phạm Duy Hiền - Giám đốc Trung tâm phẫu thuật robot bệnh viện Nhi trung ương. |
Những bệnh nhân được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Trung ương đều rất an toàn, đỡ đau sau mổ và khỏi bệnh nhanh so với các phẫu thuật mổ mở hoặc là những phẫu thuật nội soi, vì độ sang chấn ít hơn, vết mổ thẩm mỹ.
Nhờ có máy móc hiện đại cho nên phẫu thuật viên cầm máu, khâu nối, rất là chính xác tỉ mỉ với độ quay của các dụng cụ là 540 độ, cổ tay của mình nếu mổ nội soi chỉ quay tối đa được 360 độ. Cho nên độ tỉ mỉ, chính xác thì hơn hẳn so với phẫu thuật nội soi.
Tiến sĩ Phạm Minh Hiền: Phương pháp phẫu thuật nội soi bằng robot có giá thành khá cao so với mặt bằng chung của Việt Nam. Mức giá trung bình khoảng 60-80 triệu đồng/ca. Bảo hiểm y tế vẫn chưa thanh toán cho các khoản phẫu thuật này.
Ngoài ra, chúng tôi cũng hi vọng một thời gian nữa sẽ có nhiều quốc gia tham gia sản xuất robot mổ như thế chi phí mua máy sẽ rẻ hơn. Tôi được biết Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang có kế hoạch sản xuất loại robot này.
Xin cảm ơn ông!