Khi giới trẻ đi học làm cỗ Tết

Những ngày cuối năm 2022, khi Tết âm lịch Quý Mão 2023 cận kề giới trẻ lại rủ nhau đi học làm cỗ Tết, điều mà trước nay học chẳng cần phải động tay chân do có bố mẹ làm thay.

Học luộc gà, đồ xôi cúng

Là cháu trưởng của dòng tộc Lê, lại được bố mẹ chiều chuộng từ nhỏ nên Lê Tuấn Anh (27 tuổi, kĩ sư phần mềm đang sống tại Hà Nội) chẳng phải động tay làm những việc trong nhà do đã có giúp việc hoặc bố mẹ trợ giúp. Vì thế, chuyện cơm nước hay làm cỗ dường như là việc quá sức với chàng thanh niên chỉ biết tới công việc, bóng đá và các vui của giới trẻ.

“Hôm trước về giỗ họ, mình được ông chú nhờ vào chặt con gà thắp hương. Mình thoái thác bảo cháu chưa chặt gà bao giờ, ông ấy cười bảo chắc đùa chú phải không? Thanh niên sắp lập gia đình rồi mà con gà không chặt được, sau này có vợ con thì cháu phải làm thế nào? Thế rồi ông bảo, ra đứng cạnh chú để chú dạy cho. Mình ra đứng nhìn rồi về nhà cũng xin bố mẹ tự làm, thế nhưng những việc tưởng chừng như đơn giản như luộc/chặt gà; đồ xôi hay xào nấu vài món làm mâm cơm cúng – những việc mà bố hoặc mẹ mình hay làm thì mình khá… chật vật dù được mẹ tận tình chỉ dạy”, Tuấn Anh chia sẻ.

Câu chuyện của Tuấn Anh không có gì đặc biệt, bởi đồng trang lứa như anh nhiều bạn trẻ thậm chí cắm cơm còn quên bật nút hoặc không cho nước, lau nhà nhưng không biết vắt chổi lau không hiếm do những việc nhà được giúp việc hoặc bố mẹ làm cả, việc của các bạn ấy chỉ là… học và học. Nói không quá, một số bạn trẻ không khác gì “gà công nghiệp” dù đã đến tuổi dựng vợ gả chồng. Đi làm tháng có thể vài chục triệu đồng nhưng lại không biết làm việc nhà, không biết quán xuyến công việc trong bếp không hiếm.

Vân Thy (26 tuổi, kế toán tại một ngân hàng) kể lại câu chuyện đáng nhớ của mình hôm về ra mắt người yêu tại Lào Cai: Nhà anh ấy khá cơ bản, gia đình chỉ có 2 chị em; bố mẹ là công chức nghỉ hưu. Người yêu em thì thạo mọi nhẽ, anh ấy tưởng em cũng nấu nướng nên hôm đó mua sẵn đồ về để hai đứa thể hiện và mời những người thân thiết đến dùng cơm. Chị gái anh ấy cũng không nhờ, vì nghĩ rằng em có thể lo được khâu chuẩn bị, sắp xếp mâm cỗ còn anh ấy sẽ nhận phần đứng bếp. 

“Thế nhưng, mình chưa làm những việc bếp núc ấy bao giờ nên dù có 4 mâm cơm thôi mà mình chẳng giúp được gì, đụng đâu hỏng đấy. Anh ấy bảo mình ướp thịt bò, thế là mình ướp mặn chát làm anh ấy xào lên không ai ăn nổi dù dặn mình cho vừa bột canh thôi. Mình nhặt rau sống ngâm nước muối như anh ấy dặn thì rau nát bươm. Mình coi nồi gà cho anh ấy, anh ấy dặn nước sôi thì vặn nhỏ ga để gà chín tới tránh bị nát thì mình lại quên… Cứ như vậy khi đến giờ phải có cơm thì mọi thứ vẫn lanh tanh bành, trong khi anh ấy tất tả mà thành quả thì mọi người chỉ biết nhìn mình mà cười”, Vân Thy kể.

Tết âm lịch Quý Mão 2023 cận kề giới trẻ lại rủ nhau đi học làm cỗ Tết

Để rồi Vân Thy và Tuấn Anh cùng nhiều bạn trẻ “vụng thối vụng nát” đều gặp nhau tại một điểm, lớp dạy nấu ăn của Trung tâm Quả táo vàng, nơi mà họ - thế hệ 9X và thế hệ Z phải học lại từ việc luộc gà, đồ xôi cho tới so đũa, gấp giấy ăn chuẩn bọ cho một mâm cơm cúng. “Bọn em học không chỉ để không còn bị chê, đây cũng là những kĩ năng cơ bản tiền hôn nhân mà bất cứ bạn trẻ nào cũng nên học”, Vân Thy chia sẻ thêm.

Mâm cơm ngày Tết giờ quá… đơn giản 

Theo khảo sát của VietNamNet, những ngày cuối năm này, những lớp học nấu cỗ Tết càng nhộn nhịp. Nhiều bạn trẻ đăng ký học cách đồ xôi hoặc luộc gà - những món ăn thường có trong mâm cỗ Tết cổ truyền. Theo cô Kiều Phương, giảng viên dạy nấu ăn tại Hà Nội cho biết, học viên của cô ở độ tuổi 22-45, trong đó có các chị em làm công việc nội trợ, kinh doanh hoặc nhân viên văn phòng chiếm đa số, trong đó giới trẻ chiếm tới 70%.

Những món ăn tưởng chừng rất đơn giản, là đặc sản của Việt Nam mang đi “khoe” với bạn bè quốc tế nhưng nhiều bạn lại… không biết làm. Có 2 hình thức học, học các món theo yêu cầu và học theo các khóa/combo cỗ Tết. Đa số các bạn trẻ đăng ký học nấu món lẻ, đặc biệt là những món cổ truyền như gà, xôi, nem rán, phở gà, gỏi cuốn…; trong khi những bạn nội trợ thì học theo cả khóa để về còn mở nhà hàng hoặc bán đồ ăn trên các chợ online.

Ánh Phương (23 tuổi, sinh viên Đại học Y Hà Nội) cho biết, giờ đây mâm cỗ cúng Tết hay cỗ cúng không làm khó được cô, điều mà trước đây cứ nghĩ đến chuyện phải vào bếp Ánh Phương đã sợ. “Em cũng được mẹ truyền dạy kinh nghiệm nấu ăn từ nhỏ, nhưng khi phải đảm đương 4-5 mâm cỗ ngày giỗ hoặc cách thếm/ bớt món hay nâng số người ăn lên là em không biết tính toán thực phẩm; nhiều món không biết làm và không nghĩ “chuyện nhỏ” ấy nó không hề dễ dàng như cô từng biết.

“Giờ đây, với chừng 12 món ăn mặn, mỗi mâm mấy bát mấy đĩa, đồ ăn nhẹ, đồ ăn mặn; món canh, món rau ra sao… tôi đã biết thứ tự thực hiện sao cho phù hợp. Việc tính toán 6 đĩa thịt bò xào cần bao nhiêu thịt, rau, gia vị… giờ với tôi là chuyện nhỏ. Mâm cơm cúng hay cơm cỗ ra mắt nhà bạn trai chắc giờ quá đơn giản với tôi. Tết này tôi về nhà bạn trai ra mắt, hy vọng được điểm 9-10 trong mắt nhà bạn ấy”, Ánh Phương tự tin.

Nam Phương

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !