Khi đại gia gặp hạn, "biểu tượng quyền lực" lang bạt tìm chủ mới
Các đại gia sở hữu Rolls-Royce gặp hạn
Theo tính toán, để có mặt tại Việt Nam, mức giá Phantom Rồng mang biển số đuôi 88 của Bầu Kiên có giá lên tới 40 tỷ đồng. Sự xuất hiện của chiếc xe này trên sân vận động Hàng Đẫy trong trận đấu giữa Hà Nội và Thanh Hóa hồi giữa năm 2012 đã gây chú ý lớn trong dư luận lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau khi Phantom Rồng xuất hiện trên sân Hàng Đẫy, Bầu Kiên bị bắt do những sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh. Bầu Kiên bị tuyên án 30 năm tù trong phiên xét xử cuối năm 2014.
10 năm sau khi đưa chiếc Phantom về Việt Nam, ông Hoàng Khải gặp biến cố lớn khi doanh nghiệp của ông bị phát hiện mua lụa từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn nhãn Khaisilk Made in Vietnam để kinh doanh trên thị trường. Đáng chú ý, một số sản phẩm qua kiểm tra cho thấy hoàn toàn không có thành phần silk (lụa), khác so với thông tin công bố trên nhãn hàng hóa là "100% silk". Sau biến cố đó ít lâu, chiếc Phantom của Khai sink được rao bán trên mạng.
Tương tự, bà Diệu Hiền phải bán rất nhiều tài sản, trong đó có cả chiếc Rolls-Royce. Năm 2015, giới chơi xe xót xa khi thấy chiếc Rolls-Royce bày bán ở một chợ ô tô tại TPHCM.
Chiếc xe của bà Diệp là chiếc thứ 6 của Việt Nam và là chiếc xe đắt nhất. Điều quan trọng là, đây là chiếc xe đầu tiên do một người Việt Nam đặt hàng chính hãng từ Rolls-Royce Anh quốc. Biển số của chiếc xe cũng thuộc hàng "siêu độc": 77L-7777. Biển số này được gọi là "thất trùng thất", bởi chữ L khi quay ngược lại cũng thành số 7.
Mới đây, bà Bạch Diệp cùng nhiều cựu lãnh đạo TPHCM đã bị bắt. Bà bị cáo buộc lừa đảo liên quan ngân hàng Agribank, hoán đổi tài sản công tại Sở Văn Hóa.
Ba tỷ phú Đông Âu kiếm bội tiền
Cả 3 tỷ phú USD Việt Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo và Hồ Hùng Anh đồng loạt đón tin vui. Nhóm Đông Âu có thể cùng nhau nhìn lại 1 năm nhiều niềm vui chung.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo được xem là vô đối trong giới banker với việc thâu tóm 2 ngân hàng: PGBank hồi đầu 2018 và trước đó là DaiABank và thương vụ mua lại Công ty Tài chính Societe Generale VietFinance (SVGF) trực thuộc Tập đoàn Societe Generale (Pháp).
Techcombank (TCB) của đại gia Hồ Hùng Anh cũng là một gương mặt đình đám trong năm với qua với cú chào sàn 1,16 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE hồi đầu tháng 6/2018, cú bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài thu về gần 1 tỷ USD hồi tháng 4 và cú chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 200% tăng vốn lên gấp 3 hồi tháng 7.
Tỷ phú kín tiếng vụt bước lên số 1
Sau bao đồn đoán, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (TCB) của ông Hồ Hùng Anh đã công bố kết quả kinh doanh ấn tượng và trở thành ngân hàng gốc tư nhân có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống, vượt qua cả 2 ông lớn nguồn gốc quốc doanh Vietinbank và BIDV.
Hiện ông Hồ Hùng Anh sở hữu hơn 39 triệu cổ phiếu Techcombank. Vợ và mẹ ông Hùng Anh mỗi người nắm giữ một hơn 174 triệu cổ phiếu TCB, tương đương mỗi người khoảng 5%. Em gái của ông Hùng Anh sở hữu gần 115 triệu TCB; con trai sở hữu hơn 93 triệu. Đó là chưa kể số cổ phiếu Masan (MSN) mà nhà ông Hùng Anh nắm giữ.
Tổng cộng nhà ông Hồ Hùng Anh có thể nắm giữ khoảng 600 triệu cổ phiếu TCB trên khoảng 3,57 tỷ cổ phiếu TCB đang lưu hành, tương đương 17% vốn điều lệ của ngân hàng Techcombank.
Lộ diện ông lớn chống lưng đại gia miền Tây
Một điểm thu hút sự chú ý của các cổ đông và giới đầu tư: ai sẽ trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của Thủy sản Minh Phú? Ba cái tên ngoại được MPC nhắc đến lần này là: Mitsui, Hanwa và Royal Holdings, đều đến từ Nhật Bản.
Với mức giá khoảng 45.000 đồng/cp hiện tại, số cổ phiếu trên trị giá khoảng 3,4 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, trong một chia sẻ gần đây, ông Lê Văn Quang cho biết thương vụ chào bán này giá trị khoảng 230-250 triệu USD (tương đương khoảng 5,3-5,8 ngàn tỷ đồng).
Nhiều năm vừa qua, ông Lê Văn Quang đã dùng đủ mọi cách, trong đó có cả việc hủy niêm yết cổ phiếu MPC trên sàn HOSE để đáp ứng yêu cầu của đối tác ngoại với mục tiêu nhằm mở rộng quy mô doanh nghiệp, mở rộng thị trường hướng tới giá trị xuất khẩu 1 tỷ USD, nhưng vẫn chưa thành công.
Đại gia buôn vàng số 1 Việt Nam
Cổ phiếu PNJ đang giảm khá mạnh. So với đỉnh cao gần 140.000 đồng/cp, cổ phiếu doanh nghiệp của bà Cao Thị Ngọc Dung đã giảm khoảng 35% xuống hiện còn 90.000 đồng/cp. Giá trị vốn hóa của PNJ cũng tụt giảm mạnh, bốc hơi khoảng 8 ngàn tỷ đồng, rời xa ngưỡng 1 tỷ USD ghi nhận hồi đầu tháng 4/2018.
Cho tới thời điểm này, PNJ vẫn là một doanh nghiệp hàng đầu và nổi bật trong năm 2018 với kết quả kinh doanh ấn tượng, lãi gấp nhiều lần 2 đối thủ khác là Doji và SJC cho dù doanh thu không nhiều bằng.
PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung cũng vừa tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 8%, tương ứng 800 đồng/cp. Bà Dung hiện đang nắm giữ hơn 15,1 triệu cổ phiếu PNJ sẽ nhận về khoảng 12,1 tỷ đồng trên số cổ phiếu trị giá gần 1,4 ngàn tỷ đồng.
Nữ đại gia Dương Bạch Diệp
Nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp, giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương nổi tiếng trong giới doanh nhân trong nhiều năm qua từng sở hữu rất nhiều đất vàng tại TP.HCM và chiếc xe Roll-Royce có biển số độc, có 1 không 2 tại Việt Nam.
Bà Dương Thị Bạch Diệp (SN 1948) từng được biết đến là nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản. Năm 2002, bà Diệp lập ra Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương (Công ty Diệp Bạch Dương).
Doanh nghiệp của bà Diệp sở hữu nhiều đất vàng, trong đó có dự án Khách sạn kết hợp trung tâm hội nghị, tiệc cưới cao cấp với tổng diện tích 3.100m2 tại 179 Bis, Hai Bà Trưng, quận 3, TP.HCM; dự án khách sạn 5 sao Diep Bach Duong’s Senla Boutique và nhiều mặt bằng tại đường Lê Duẩn, quận 1…
Theo thông tin từ Bộ Công an, nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương bị khởi tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, xảy ra tại UBND TP.HCM, Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM, Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương và các ngân hàng và các cơ quan có liên quan.
Giám đốc lừa đảo hơn 500 tỷ đồng của 5 ngân hàng
TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử vụ án “lừa đảo” chiếm đoạt tiền của 5 ngân hàng lên tới 512 tỷ đồng với Nguyễn Xuân Bình (59 tuổi) và Nguyễn Đăng Sơn (37 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Trường Ngân).
Kết quả điều tra xác định, trong năm 2012, Bình đã trực tiếp và chỉ đạo Sơn ký kết các hợp đồng, phụ lục hợp đồng cầm cố, thế chấp hàng hóa là cà phê có tổng số lượng hơn 20.800 tấn cà phê là tài sản thế chấp đảm bảo cho các khoản vay tại các ngân hàng. Tuy nhiên, tính đến ngày 18-9-2012 là ngày ký hợp đồng cầm cố hàng hóa cuối cùng cho Chi nhánh OCB quận 4 nhưng số lượng thực tế trong kho của công ty dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay cho 5 ngân hàng trên chỉ là 8.646 tấn.
Đến nay, Bình không còn khả năng thanh toán và chiến đoạt của 5 ngân hàng số tiền gần 20 triệu USD (tương đương 412 tỷ đồng) và hơn 100 tỷ đồng.
Bảo Anh (Tổng hợp)