Khán giả chê Gặp nhau cuối năm 2020 nhạt nhẽo, lủng củng

Năm nay không có Chương trình Táo quân nhưng thay bằng chương trình Gặp nhau cuối năm cũng thu hút nhiều người theo dõi. Tuy nhiên, không ít người đã than thở chương trình nhạt nhẽo, vô vị.

Khán giả chê Gặp nhau cuối năm 2020 nhạt nhẽo, lủng củng

Khi không còn chương trình Táo quân, nhiều người đã buồn vì đêm Giao thừa không biết xem gì. Trong khi Táo quân mấy năm gần đây vốn bị chê nhạt nhẽo thì Chương trình Gặp nhau cuối năm năm nay vừa phát sóng, cả triệu người háo hức xem nhưng mọi người lại than thở chương trình chán, không hấp dẫn.

Thoát xác từ Táo quân, chương trình Gặp nhau cuối năm với Táo quân vi hành vẫn gồm các nghệ sĩ Ngọc Hoàng (Quốc Khánh), Nam Tào (Xuân Bắc), Bắc Đẩu (Công Lý) và một loại danh hài quen thuộc trên VTV khác như Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung... 

Nội dung “Gặp nhau cuối năm 2020” kể về chuyến về làng Vũ Đại của Xuân Tóc đỏ - một đại gia có tiếng và vợ - bà Phó Đoan. Lý do Xuân Tóc đỏ quay lại quê hương sau 1 thời gian xa cách là vì muốn phát triển du lịch để làm kinh tế, thay đổi diện mạo con người, làng quê.

Nhiều khán giả chê chương trình nhạt nhẽo, chán

Anh Đỗ Văn Đức – Hà Nam cho biết năm nay cả gia đình anh cùng ngồi xem chương trình Gặp nhau cuối năm. Tuy nhiên, chỉ được 30 phút anh đã tắt tivi không muốn xem nữa vì chương trình nhạt nhẽo, các diễn viên dù rất cố gắng nhưng thực sự nội dung nhàm và cố lấy tiếng cười của khán giả bằng những câu chuyện vô bổ.

Anh Phạm Văn Quý – Hưng Yên cũng cho biết bố mẹ anh vừa xem chương trình rồi cũng bỏ đi không xem và nói “chán”. Bản thân người già vốn thích xem những chương trình này nhưng họ còn thấy chán chứ chưa nói tới những người trẻ.

Các nội dung được biên kịch “cố nhét” vào chương trình lủng củng không ăn khớp và không mang tính thời sự. Ngay cả những chuyện “quần lót ngũ hành” cũng khiến người xem khó chịu. Cố mang lại tiếng cười cho khán giả nhưng thực sự chỉ là “cười nhạt”. 

Anh Quý chia sẻ “Xin lỗi các nghệ sĩ nhưng cá nhân mình nghĩ chương trình năm nay nó giống như Hề trong Hài. Nội dung loạn cả lên, lủng cà lủng củng, lồng ghép tình huống kệch cỡm, quảng cáo thì bừa phứa. Giống như dân đang ăn “dưa vàng chấm mắm tôm” vậy”.

Nhiều nội dung trong chương trình được chuyển tải khá nhạt nhòa và cũng có một số chi tiết chưa thỏa mãn được khán giả. Nội dung câu chuyện rất nhiều nhưng bị chê mỗi thứ chỉ nói được một ít và quá lan man. Thậm chí, có người cho rằng các năm Táo quân hay bởi có một vài chi tiết điểm nhấn, gây cười “cực mạnh” để khán giả nhớ mãi thì năm nay tìm mỏi mắt không được một tình huống nào như vậy.

“Gặp nhau cuối năm 2020” có lẽ được đầu tư hoành tráng hơn “Táo quân”. Năm nay có màn thực cảnh kết hợp giữa múa dân gian, múa đương đại, nhảy hiphop, belly dance, múa bale, nhạc kịch. Đặc biệt, các tiểu cảnh được sắp đặt hợp lý, màn hình led, hiệu ứng ánh sáng tạo nên sân khấu 3D tuyệt đẹp nhưng khán giả vẫn thấy nhàm chán.

K.Chi
Từ khóa: gặp nhau cuối năm 2020 lủng củng khán giả chê chương trình gặp nhau cuối năm chương trình táo quân vi hành

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

Đang cập nhật dữ liệu !