Khách Tây: Đàn ông VN sướng như thượng đế?

Chứng kiến cảnh một người đàn ông tát một chị phụ nữ ở ven đường, chị phụ nữ đó cứ ông mặt khóc, để cho người đàn ông quát tháo... Hành động đó, đã khiến chị Roller một du khách Ý đến Việt Nam khá sửng sốt và không hiểu vì sao.

Chị Roller, một du khách Ý đến Việt Nam 3 lần, cho biết, lần đầu tiên đến Việt Nam chị còn chưa hiểu nhiều về nền văn hóa, phong tục, tập quán… của người Việt.

Trao đổi với PV, điều chị khó hiểu nhất giữa đàn ông và phụ nữ Việt là vì sao người Việt lại coi trọng đàn ông đến vậy, người đàn ông làm những công việc rất nhàn và tốn ít thời gian, thậm chí có thể đánh cả phụ nữ.

Khách Tây: Đàn ông VN sướng như thượng đế? - ảnh 1
Tại VN, phụ nữ bán hàng rong rất nhiều, và họ làm việc từ tờ mờ sáng đến tối mịt.

Ttrong khi chị bắt gặp rất nhiều phụ nữ bán hàng rong, bán nước từ tờ mờ sáng đến đêm khuya. Chị thắc mắc tại sao người VN lại có văn hóa, tập quán lạ lùng đến vậy?

Bị ném tiền bo vào mặt, khách Pháp choáng váng

Khách Tây chỉ còn mỗi... quần chip khi trở về từ quán bar Việt Nam
Để trả lời cho câu hỏi này, chị đã cố gắng tìm hiểu các hành động, thói quen sinh hoạt của người đàn ông VN để so sánh với công việc của người phụ nữ VN. Chị kể một loạt những thói quen của người đàn ông Việt  mà chị chứng kiến như hay la cà ở quán bia, quán nước, café… cả ngày, trong khi đó, nhiều người không chăm sóc gia đình, con cái để giúp đỡ phái nữ.

Chị kể, trên đường đi du lịch chị còn chứng kiến cảnh một người đàn ông tát một chị phụ nữ ở ven đường, chị phụ nữ đó cứ ôm mặt khóc, để cho người đàn ông quát tháo to lắm... Hành động đó chị đã chứng kiến và khá sửng sốt.  

Và chị không hiểu sao, người đàn ông kia lại đối xử tệ với phụ nữ vậy mà không hề bị sao cả? Chị cho rằng, nếu hành động đó ở bên nước chị, người phụ nữ được Luật pháp bảo vệ… Sau đó, chị được giải thích là theo tục lệ, do ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của người Việt xưa. Chính những tư tưởng đó phần nào đã ảnh hưởng đến lối sống, nếp suy nghĩ của nhiều gia đình Việt thời hiện đại.

Khách Tây: Đàn ông VN sướng như thượng đế? - ảnh 2

Bà Serlu, du khách Úc ấn tượng với con người và đất nước Việt Nam

Theo chị Roller, nếp nghĩ coi trọng con trai và không coi trọng người phụ nữ trong xã hội hiện đại ở VN hiện nay là lạc hậu, không phù hợp. Chị cho biết, bên nước Ý, quan hệ nam nữ được bình đẳng, phụ nữ được tôn trọng như nam giới: “Đàn ông ở nước chúng tôi làm việc rất chăm chỉ, ngoài công việc ở cơ quan, đàn ông còn giúp chị em phụ nữ nấu nướng, chăm con, làm vườn, giặt giũ hay các công việc trong nhà…”

Còn bà Surle, một du khách Úc lần đầu tiên đặt chân đến VN, bà thấy cảnh tượng, cuộc sống, sinh hoạt của người VN khác xa so với đất nước của bà. Bà kể, đặc điểm tại các khu du lịch tôi thấy rất nhiều chị em phụ nữ làm các công việc như lau chùi, bưng bê, dọn dẹp phòng, bán hàng… Trong khi không thấy nhiều  đàn ông VN làm những công việc này. Bà ví von, đàn ông VN sướng gần như thượng đế…?

Bà thắc mắc và đem so sánh với hướng dẫn viên du lịch thì được giải thích rằng, đây là những công việc của chị em phụ nữ nước VN và gần như là tiền lệ từ trước đến nay, người đàn ông VN làm những công việc này không phù hợp cho lắm!

Bà kể với PV rằng, ở nước Úc của bà, đàn ông làm bất kể việc gì, để giúp đỡ chị em phụ nữ. Bà cho biết, ngay như chồng bà, ngoài làm việc cơ quan, về nhà ông ấy còn nấu nướng, rửa bát, làm vườn… Bà Surle cho rằng, tư tưởng coi trọng người đàn ông như vậy là không phù hợp với xã hội hiện đại. Tôi nghĩ rằng, cùng với xu thế hội nhập, người VN sẽ bỏ được những tư tưởng lạc hậu tư xa xưa để lại để tiến tới xã hội bình đẳng, văn minh.

Nhà nghiên cứu văn hóa G.S Lâm Biền cho rằng nền văn hóa phương Tây và phương Đông có nhiều điểm khác nhau. Ở phương Tây từ xa xưa không quan niệm trọng nam khinh nữ, nên khi du lịch sang VN, người ta thấy phong tục coi trọng đàn ông của người Việt tại các gia đình là điều “lạ kỳ".

Theo ý kiến một số nhà nghiên cứu văn hóa, người đàn ông cũng làm nhiều việc nặng nhọc từ sáng sớm đến đêm khuya như bốc vác, thợ xây, phu hồ… mà du khách Tây chưa hiểu ra. Nếu đảo ngược lại,  chị em phụ nữ mà làm những công việc này để đàn ông đi bán hàng rong, dọn dẹp… liệu chị em có làm được không? Đó là do một phần xã hội tự phân công, những công việc nặng nhọc cần đến sức lực thì đàn ông làm, còn công việc nhẹ nhàng hơn thì phụ nữ làm…

Và chúng ta không phủ nhận, trong suy nghĩ của người Việt do ảnh hưởng xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ, có con trai làm quan lớn, có con trai để nối dõi tông đường, phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu, làm các công to việc lớn… còn phụ nữ chỉ nâng khăn sửa túi, làm công việc nội trợ, dọn dẹp… vẫn còn tồn dư đến xã hội hiện đại ngày nay. Thay đổi nó không thể một sớm một chiều.

Nguyễn Hiếu

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !