Khách nước ngoài: Người Việt nhiều thói xấu tùy tiện

Người Việt có thói quen tùy tiện trong cách nói năng, ứng xử tại những chỗ đông người thì họ rất ồn ào, hay cười phá lên một cách vô duyên, thậm chí trong cách giao tiếp còn chửi thề, chửi tục… mà không chú ý tới những người xung quanh.

Là một du khách đến Việt Nam rất nhiều lần, và tiếp xúc khá nhiều với các đối tượng là người Việt. Nhận xét về tính cách con người Việt Nam, anh Cuitres du khách Pháp cho rằng. Anh chứng kiến nhiều hành động của người dân Việt Nam và anh rút ra một từ là “tùy tiện, ý thức kém” như: vô tư vứt rác bừa bãi, nói chuyện ồn ào, giao thông đi lại lung tung...

Có thể bạn quan tâm:

Bẫy "hố tử thần" ngày càng nhiều trên đường Lê Văn Lương

Vụ tiền tỷ phơi mưa nắng: Cận cảnh nhói lòng ở Sơn La

Phó Chủ nhiệm UBKT QH: Dân mất dần niềm tin và hệ thống ngân hàng

Theo anh Cuitres, đất nước quê anh người ta thức ứng xử văn minh, giữ gìn trật tự, vệ sinh, bảo vệ môi trường, trong khi khách người Việt thì thường có nhiều hành động tùy tiện, bừa bãi.

Anh kể ra một vài ví dụ như: tùy tiện ngay trong việc giao thông đi lại, người VN rẽ ngang, rẽ dọc, đi ngược chiều, thậm chí vượt đèn đỏ… vô tư đi lại, sang đường theo ý mình mà không theo một luật lệ giao thông nào cả.

Rồi tùy tiện trong cách nói năng, ứng xử tại những chỗ đông người thì họ rất ồn ào, hay cười phá lên một cách vô duyên, thậm chí trong cách giao tiếp còn chửi thề, chửi tục… mà không chú ý tới những người xung quanh. Tùy tiện trong việc vệ sinh, xả rác bừa bãi không để đúng nơi quy định, điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân các bạn.

Anh Cuitres cho rằng, mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng. Ở đất nước anh, trong văn hóa ăn uống, ai ăn thì người đó tự trả tiền, và thường ăn hết số thức ăn mình lấy để tránh lãng phí… Nhưng vấn đề ăn uống người Việt hay lấy quá nhiều, khi không ăn hết bỏ thức ăn thừa… rất lãng phí. Hay người Việt có thói quen hay mời nhau ăn, người kia mời thì đứng dậy trả tiền luôn một thể…

Tuy nhiên, theo anh Cuitres bên cạnh thói xấu người VN rất thông minh, cần cù, học hỏi nhanh, thân thiện và hay giúp đỡ mọi người. Anh Cuitres, người Việt vốn rất thông minh, học hỏi nhanh nếu họ bỏ được những thói xấu, học tập các ứng xử giao tiếp, đi lại theo các nước tiên tiến nhiều du khách như chúng tôi sẽ thấy sự toàn diện ở con người Việt Nam.

Còn anh Gordin, một du khách Úc lần đầu tiên đến VN có cảm nhận về con người và đất nước. Một số người lao động VN có thói quen hay làm phiền người khác tại các địa điểm du lịch, mời chào người ta mua hàng, mua đồ kỷ niệm, chụp ảnh… trong khi chúng tôi chưa muốn mua, hoặc không thích.

Nếu không mua, người bán hàng nói to tiếng và tỏ vẻ thái độ cáu gắt khiến du khách như chúng tôi rất thiếu thiện cảm. Theo anh Gordin, đấy là một số ít người như vậy tại một số địa điểm du lịch, đi tới các vùng quê văn hóa khác chúng tôi chứng kiến nhiều hình ảnh tốt, thân thiện của người dân quê chân chất mang đậm bản sắc văn hóa hiếu khách của người Việt.

Khách nước ngoài: Người Việt nhiều thói xấu tùy tiện - ảnh 1

Anh Gordin bày tỏ rất bực mình khi bị người Việt bán hàng làm phiền khi đi du lịch 

Anh còn nhận xét, người VN còn có thói quen là hay mua sắm tùy tiện, không tính toán kỹ mà chủ yếu mua theo cảm tính, theo quảng cáo, a dua theo số đông của nhiều người và giá rất đắt nhưng không biết hiệu quả ra sao. Trong khi, đối với du khách chúng tôi, hàng hóa đó phải thực sự có ích, và thuyết phục được sở thích của tôi, thì tôi mới bỏ tiền ra mua...

Theo ý kiến của nhiều nhà văn hóa đây là do thói quen ứng xử tự do, có phần tùy tiện của người Việt, sâu xa hơn là vấn đề dân trí còn thấp, trình độ văn minh chưa tiến theo kịp thế giới, văn hóa trong ứng xử của nhiều người Việt còn kém. Vì vậy, trong xu thế mới chúng ta phải có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục để từng bước nâng cao nhận thức trong mỗi người dân.

Chúng ta đang trong xu thế hội nhập, nên không chỉ hội nhập về kinh tế, giáo dục, đào tạo… mà trong văn hóa, giao tiếp, ứng xử của người dân Việt cũng phải hội nhập, thay đổi, đặc biệt là đội ngũ phục vụ du lịch,  nhưng không vì thế mà mất đi bản sắc phong tục, văn hóa truyền thống của người Việt.

Nguyễn Hiếu

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !