Khách nước ngoài háo hức với "phố ông Đồ" ở Hà Nội
Năm nay số lượng lán trại thầy đồ đông hơn và diện tích cũng thu hẹp hơn, các thầy đồ áo dài, khăn xếp ngồi trước nghiên mực với cành đào cắm trang trọng chính giữa lán, đủ thấy không khí Tết đã ngập tràn.
Người đi xin chữ đa dạng tuổi tác, những vị cao niên tranh thủ xin chữ sớm sợ ngày áp Tết đông, bạn trẻ dạo bước tham quan xin chữ để đem về quê cho kịp thời khắc năm mới sang, trẻ nhỏ theo bố, mẹ đến phố ông đồ không khỏi lạ lẫm, thích thú. Du khách nước ngoài thả bộ trên phố Văn Miếu háo hức với tục xin – cho chữ của người Việt Nam, nhiều du khách đã nhờ thầy đồ viết tặng chữ treo trong năm mới.
Thầy đồ Vũ Đình Mạnh cho biết: "Phố ông Đồ" thường mở vào khoảng 20 tháng chạp nhưng từ hôm đó nên nay lượng khách đến xin chữ chưa đông, phải khoảng 2, 3 hôm nữa, đông nhất sẽ vào ngày 30 vì nhiều người ngoại tỉnh tranh thủ ngày cuối cùng xin chữ mang về quê treo.
Một vài hình ảnh về "phố ông Đồ" ngày giáp Tết:
Phố ông đồ thường bắt đầu mở từ 20 tháng chạp hàng năm, lượng khách đến xin chữ chỉ đông vào những ngày cuối cùng của năm cũ. |
|
Xen kẽ giữa nhưng lán viết chữ thư pháp, hàng đồ cổ với khá nhiều hiện vật. |
|
Cửa hàng bán dứa được tạo lên từ những chiếc kẹo Oishi nhiều màu sắc. |
|
Thầy đồ là những cụ già tuổi thất thập, ngày vui xuân mới viết chữ tặng người dân. |
|
Bà đồ duy nhất trên phố ông đồ ngày Tết đang miệt mài luyện tập. |
|
Những ông đồ trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X cũng bày nghiên mực, giấy đỏ để cho chữ. |
|
Trước khi viết chữ thật trên giấy, các ông đồ thường luyện tập tìm cách viết đẹp nhất. |
|
Bên cạnh thư pháp bằng giấy đỏ truyền thống, chữ được viết trên những thẻ tre sinh động, hấp dẫn. |
|
Bút lông với đủ kích cỡ được chuẩn bị sẵn cho ngày hội xin chữ của người dân. |
|
Khách sớm của phố ông đồ là những bạn trẻ dạo chơi tham quan và xin chữ trước khi về quê. |
|
Nhiều bạn trẻ còn thử sức viết thư pháp với mẫu chữ sẵn có ông đồ hướng dẫn. |
|
Trẻ nhỏ theo bố, mẹ đến phố ông đồ được làm người mẫu cho họa sĩ vẽ tranh chân dung. |
|
Du khách nước ngoài lạ lẫm, vui thích trước khung cảnh phố được lập lán viết chữ. |
|
và ghi lại hình kỉ niệm. |
|
Nhờ ông đồ trẻ tư vấn chứ trước khi quyết định viết. |
|
|
Háo hức đón nhận sản phẩm sau khi ông Đồ viết tặng. |