Iran cảnh báo 20.000 tên lửa sẽ “nhấn chìm” căn cứ quân sự Mỹ trong “biển lửa"

Iran liên tục đưa ra các cảnh báo cứng rắn tới Mỹ và đồng minh khi mới đây tướng Nororah khẳng định, 20.000 tên lửa Iran có thể làm cho 21 căn cứ quân sự Mỹ “chìm trong biển lửa”.

Theo Thời báo Israel ngày 2/12, trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm thành lập lực lượng dân quân Iran, Tướng Nororah, chỉ huy Học viện Vệ binh Cách mạng, đã công khai nói rằng: “Iran đã làm tốt công tác chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn nhất đối với kẻ địch lớn nhất của Iran”. Tuyên bố của tướng Nororah được cho là nhằm vào Mỹ.

Iran đã xây dựng một kho tên lửa khổng lồ, NATO cũng thừa nhận rằng, trong vòng một ngày Iran có thể phóng tới 20.000 tên lửa từ 110 trận địa tên lửa trên khắp đất nước. Trong tương lai, Iran sẽ không chỉ dừng ở con số này, đặc biệt là sau tháng 10/2020, khi lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran hết hiệu lực, Iran có thể “đổi dầu lấy vũ khí” của bất cứ quốc gia nào.

Tên lửa Iran luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Nguồn: Sohu.

“Chúng tôi buộc phải nói, 21 căn cứ quân sự của họ (ám chỉ Mỹ và đồng minh) là mục tiêu của tên lửa của chúng tôi”, tướng Nororah nói. Một khi xảy ra chiến tranh, tên lửa của Iran sẽ làm cho 21 căn cứ của Mỹ ở Trung Đông “chìm trong biển lửa”.

Đối với các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, tướng Nororah khẳng định, Tehran sẽ không coi các quốc gia vùng vịnh là đối thủ của mình, trừ khi có quốc gia nào muốn “vượt giới tuyến” trong khu vực này, trở thành “trợ thủ” của Mỹ để tấn công Iran, “chúng tôi không hy vọng sẽ tạo thành tổn hại cho các nước xung quanh” ông  Nororah nói.

Hiện, Mỹ có khoảng gần 10 căn cứ quân sự các loại ở Trung Đông, trong đó có hơn 40 căn cứ xung quanh Iran, bao gồm cả các căn cứ ở Afghanistan, trong số 40 căn cứ này có 21 căn cứ quân sự loại lớn. Tính đến tháng 11/2018, tổng số Quân đội Mỹ ở Trung Đông đã lên tới 54.000 quân, trong năm 2019 Mỹ đã liên tục tăng quân đến khu vực này, nâng tổng số quân lên đến hơn 60.000. Tháng 10/2019, Lầu Năm Góc xác nhận, Mỹ sẽ tăng thêm 3.000 quân đến Ả Rập Saudi để đối phó với nhiều mối đe dọa lợi ích Mỹ ở khu vực này.

Phản ứng về vấn đề trên, Iran đã đưa ra thái độ cứng rắn, Đài truyền hình Iran hôm 3/11 thông báo, Phát ngôn viên của Quân đội Iran, tướng Abolfazl Shekari khẳng định: “Ngay cả khi một quốc gia không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống Iran, và chỉ cho Mỹ sử dụng vùng trời và lãnh thổ, Iran cũng coi quốc gia này là thù địch” và sẽ đối xử với họ như một kẻ địch thực thụ, một khi Iran bị đe dọa, sẽ không còn nơi trú ẩn nào có thể bảo vệ họ, Tehran có khả năng làm điều này”.

20.000 tên lửa Iran sẵn sàng "nhấn chìm" 21 căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Đông trong "biển lửa". Nguồn: Sohu.

Tướng Abolfazl Shekari cảnh báo Mỹ và các đồng minh rằng, Iran chưa bao giờ tiến hành chiến tranh xâm lược, nhưng nếu “quân xâm lược” tấn công Iran, Iran sẽ phản kích với lực lượng “cao nhất và cứng rắn nhất”, khu vực của cuộc phản kích như vậy sẽ “vượt qua sự tưởng tượng của họ”, Iran có thể tấn công vào bất cứ thời gian nào và bất cứ địa điểm nào của Mỹ cùng đồng minh cũng sẽ là mục tiêu của Iran.

Tham mưu trưởng Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Mohammad Hossein Bagheri cũng nhấn mạnh, Lực lượng Bảo vệ Cách mạng là một “lực lượng răn đe” mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei. Bất kỳ hành vi nào chống lại quân đội Iran sẽ chỉ mang lại thiệt hại lớn cho đối phương. Ngay sau khi Thiếu tướng Bagheri đưa ra tuyên bố, Iran đã tổ chức một cuộc tập trận phòng không quy mô lớn vào cuối tháng 11, kịch bản của cuộc tập trận mô phỏng một cuộc chiến bùng nổ ở Vịnh Ba Tư.

Cuộc tập trận mang tên “Người bảo vệ VelayatSky-98”, được thực hiện tại tỉnh Semnan, miền bắc Iran. Khu vực diễn tập rộng 41,6 km2, mô phỏng tình hình của toàn bộ khu vực Vịnh Ba Tư khi xảy ra chiến tranh. Cuộc tập trận nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng phòng không Iran và mức độ hoạt động của các hệ thống phòng không.

Trong cuộc tập trận, Thiếu tướng Alireza Sabahi Fader của Lữ đoàn Phòng không Không quân Iran cảnh báo một lần nữa rằng, không phận của Iran là một “lằn ranh đỏ” không thể bị xâm phạm, bất kỳ hành vi nào vi phạm “lằn ranh đỏ” sẽ dẫn đến một cuộc phản công toàn diện của Iran. Trước khi cuộc tập trận này diễn ra, tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ đã lần đầu tiên vượt qua eo biển Hormuz do Iran kiểm soát kể từ khi được triển khai vào tháng 4/2019 và tiến vào Vịnh Ba Tư.

Iran và Mỹ liên tục có những phát ngôn, hành động thách thức nhau, tình hình Trung Đông ngày càng căng thẳng. Nguồn: Sohu.

Theo đánh giá của giới phân tích, hàng loạt tuyên bố cứng rắn của các quan chức quân sự cấp cao và cuộc diễn tập quy mô lớn của Iran đã làm cho tình hình Trung Đông “căng như dây đàn”. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông và đã đưa tàu sân bay vào Vịnh Ba Tư, đây được coi là hành động thách thức Iran. Một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể nổ ra ở Trung Đông bất cứ lúc nào và căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực sẽ là tâm điểm của cuộc tấn công.

Tổng thống Mỹ cần dùng “cái đầu lạnh” để đánh giá lại tình hình Trung Đông, tránh những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của chính ông. Sức mạnh tên lửa mạnh mẽ là “chỗ dựa” của Iran, trong trường hợp Tehran không thể tấn công được Mỹ thì tên lửa Iran cũng đủ để phong tỏa hoàn toàn Vịnh Ba Tư, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí phá hủy nền kinh tế toàn cầu.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Iran Mỹ tên lửa Vịnh Ba Tư NATO Tehran Trung Đông Afghanistan căn cứ quân sự Ả Rập Saudi USS Abraham Lincoln IRGC

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.