Hủy bỏ TPP: Không dễ như ông Donald Trump nghĩ

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump sẽ chôn vùi các thỏa thuận thương mại tự do như TPP, NAFTA, TTIP và nhiều hiệp định thương mại tự do khác hay không?

Khi các nguyên thủ quốc gia gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Peru từ ngày 17 - 20/11/2016, tuyên bố xóa bỏ các thỏa thuận thương mại tự do của ông Trump đã trở thành chủ đề chính dù ông không tham dự.

Họ dường như đều muốn truyền đạt những thông điệp của mình tới người sẽ chính thức trở thành Tổng thống đời thứ 45 của Mỹ vào tháng 1/2017. 

Ví dụ, cuối tuần qua tại hội nghị thượng đỉnh APEC, Tổng thống nước chủ nhà Peru Pedro Pablo Kuczynski đã cảnh báo về những tác động tiêu cực có thể xảy ra nếu Mỹ có bất kì động thái nào nhằm ngăn chặn hàng nhập khẩu. Ngoài ra, ông cũng lên tiếng ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hủy bỏ TPP: Không dễ như ông Donald Trump nghĩ - ảnh 1

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump

Sau 7 năm đàm phán, TPP đã được 12 quốc gia trên bờ Thái Bình Dương, từ những nước nhỏ như Brunei đến nước Mỹ hùng mạnh,  kí kết vào tháng 2/2016. Peru cũng nằm trong số các quốc gia đó. Tuy nhiên, giống như nhiều quốc gia khác, TPP vẫn phải cần quốc hội Peru phê chuẩn.  Ở Peru, không phải ai cũng có cùng quan điểm với ông Kuczynski. Tuần trước đã có một số cuộc biểu tình chống lại TPP diễn ra ở đất nước này.

Đối với những người phản đối TPP, tuyên bố của ông Trump được xem như “ánh bình minh” ở đường chân trời. Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump bền bỉ nêu rõ lập trường rằng: Đối với ông, các thỏa thuận thương mại tự do, về mặt lý thuyết, là một cái gì đó cao quý, nhưng trong thực tế, nó đã cướp đi rất nhiều việc làm của người dân Mỹ. 

Ông chủ trương xóa bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada, rút khỏi TPP và hủy bỏ các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP). 

Hơn nữa, ông còn khẳng định sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu cao đối với các hàng hóa từ Trung Quốc và Mexico bởi những nước này đã gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế Mỹ.

Theo DW, nếu thực hiện như các tuyên bố, ông Trump sẽ là đối thủ đáng gờm của toàn cầu hóa.

Thật không may, mọi thứ không đơn giản như vậy

Giới phân tích nhận định, ông Trump không thể dễ dàng chấm dứt toàn cầu hóa chỉ “trong một đêm” hoặc vẫy một “cây đũa thần” để ngay lập tức làm biến mất các chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Hơn nữa, việc chấm dứt các hiệp định thương mại tự do sẽ có thể khiến thế giới rơi vào một cuộc suy thoái. Các cố vấn của ông cuối cùng sẽ phải đưa ra lời khuyên cho ông Trump rằng, việc áp dụng mức thuế xuất nhập khẩu cao sẽ khiến các sản phẩm tương ứng trở nên đắt đỏ. 

Khi đó, đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên sẽ là người tiêu dùng Mỹ. Thậm chí, nhiều người không thể mua những sản phẩm đắt tiền.

Hủy bỏ TPP: Không dễ như ông Donald Trump nghĩ - ảnh 2

Ảnh minh họa

Các cố vấn cũng có thể sẽ khuyên ông Trump rằng, TPP là một hiệp định thương mại tự do có tính chất nhằm cân bằng với các chính sách thương mại của Trung Quốc bởi Trung Quốc không tham gia TPP. 

Nếu TPP bị bỏ rơi, Bắc Kinh sẽ cố gắng thúc đẩy việc thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận không bao gồm Mỹ.

Hơn nữa, nếu tăng thuế nhập khẩu, Mỹ có thể sẽ phải rời khỏi mạng lưới Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) bởi mục tiêu của APEC là giảm thuế và nhiều rào cản thương mại khác. Từ đó, ảnh hưởng của Mỹ ở đông Á và trên bờ Thái Bình Dương sẽ bị suy giảm.

Thế giới thực rất phức tạp

Câu hỏi liệu thương mại tự do hay toàn cầu hóa có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển hay không không thể có câu trả lời dễ dàng là có hoặc không. 

Nếu sắt giá rẻ không còn được sản xuất tại Duisburg hoặc Pittsburgh, mà ở đâu đó tại Trung Quốc, các công nhân ở Duisburg hoặc Pittsburgh sẽ mất việc làm. Tuy nhiên, điều đó cũng có một tác động tích cực khác là buộc chính phủ các nước có liên quan cung cấp cho mọi người một góc nhìn cho tương lai của họ thông qua giáo dục, đào tạo kỹ năng, và thay đổi cơ cấu sao cho hợp lý.

Công nghệ, chứ không phải tự do thương mại, là động lực chính của những thay đổi trong thị trường việc làm. Các nhà máy đang ngày càng tự động; có rất ít việc làm trong các ngành công nghiệp sản xuất, và trong các lĩnh vực dịch vụ.

Nhiều doanh nhân và nhiều nhà kinh tế trên khắp thế giới đang lo ngại rằng, ông Donald Trump sẽ thực sự làm như những tuyên bố của mình trong chiến dịch tranh cử.

Theo DW, nếu kế hoạch của ông thực sự được tiến hành, thế giới sẽ nhanh chóng rơi vào một cuộc chiến tranh thương mại, và từ đó, nó sẽ biến thành đống đổ nát.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, thay vì các thỏa thuận thương mại tự do chỉ bao gồm một số nước, cái thế giới đang cần là một thỏa thuận thương mại toàn cầu. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã gần như thành công trong việc đạt được một thỏa thuận như vậy. Tuy nhiên, quá trình đó đã bị đình trệ năm 2008 khi ông Barack Obama không thực sự cố gắng thúc đẩy thỏa thuận đó. Theo những người đề xuất sáng kiến này, một thỏa thuận tự do thương mại toàn cầu không chỉ tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân Mỹ mà còn tránh gây ra những tác động mạnh lên nền kinh tế toàn cầu.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !