Huế: Lâm tặc 'rộn ràng" rút ruột rừng phòng hộ A Lưới

Hàng chục cây gỗ quý lâu năm ở rừng phòng hộ A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang bị lâm tặc ngày đêm xẻ thịt, tàn phá nghiêm trọng.

Dựng cầu khỉ để vận chuyển gỗ?

Mới đây, PV Infonet đã nhận được thông tin từ người dân về việc lâm tặc đang ngày đêm "xẻ thịt" hàng loạt cây gỗ quý lâu năm trong rừng phòng hộ A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Để tìm hiểu thực hư sự việc, ngày 17/9 PV đã nhập vai một người dân thường tìm cách xâm nhập vào khu rừng mà người dân phản ánh.

Từ thị trấn A Lưới, PV chạy xe dọc theo QL49 đến cầu Mỏ Quạ rồi tiếp tục rẽ phải vào ngách 23 đường thủy điện A Lưới. Đây là con đường độc đạo với dốc đá quanh co, có nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng rất nguy hiểm. Dù vậy, khi vào đến khu vực mà người dân phản ánh, PV không phát hiện bất cứ một dấu vết nào của việc phá rừng hay vận chuyển gỗ.

Trạm kiểm soát đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ

Tuy nhiên, khi PV tìm vào một khe suối thuộc núi A Rur, tiểu khu 311 (xã Hương Phong, huyện A Lưới) khoảng 50m thì bất ngờ phát hiện một khúc gỗ mới bị cưa xẻ có chiều dài gần 1m, đường kính khoảng 50cm vứt bên lối mòn.

Nghi ngờ khu rừng nơi đây đang bị tàn phá, PV quyết định leo lên đỉnh núi tìm hiểu. Đúng như dự đoán, khi PV leo lên phần đỉnh núi thì bắt gặp 4 cây gỗ đã bị đốn hạ, chỉ còn lại phần gốc. Điểm đặc biệt, tại mỗi gốc bị cưa hạ đều có đánh dấu phấn trắng bằng dòng chữ ký hiệu “TT5/18, 14/09/18”.

Tiếp tục đi về phía sườn núi, PV bắt gặp nhiều cây gỗ quý có đường kính lớn, mới bị lâm tặc đốn hạ, bìa gỗ được vứt rải rác, phần ngọn cây bị đốn lá còn đang xanh. Thậm chí, có một gốc cây mới bị đốn hạ, lâm tặc còn để lại các phách gỗ dài bắt mắt.

Đi sâu vào núi khoảng 1km, PV lần theo lối mòn có dấu vết lâm tặc đưa gỗ xuống thì phát hiện, dọc hai bên đường các cây gỗ quý đều bị đốn hạ, nằm trơ gốc. 

Đường lên tiểu khu 311.

Phát hiện khúc gỗ là dấu vết của lâm tặc để lại.

Cây gỗ bị đốn hạ và chỉ còn trơ trụi gốc có đánh dấu của BQL rừng đến kiểm tra.

Những tấm bìa vương vãi ở tiểu khu 311.

Gốc cây trơ trụi mà BQL rừng chưa phát hiện rất to.

Sau khi rời khỏi tiểu khu 311, PV tiếp tục tìm đường vào khe Bưởi, thuộc tiểu khu 297 (xã Phú Vinh, huyện A Lưới) và thấy một dây cáp do lâm tặc để lại sau khi đã vận chuyển xong gỗ.

Khi men theo lối mòn do lâm tặc thường vận chuyển gỗ để lên đỉnh núi, PV phát hiện hai bên đường, các cây gỗ quý to đều bị đốn hạ. Hơn thế, lâm tặc còn "đầu tư" làm một cây cầu khỉ để vận chuyển gỗ qua chỗ sạt lở.

Đi thêm khoảng 5km, PV ghi nhận có hơn 10 điểm lâm tặc làm giá đỡ để máy tời gỗ và nhiều dấu vết của các bãi tập kết gỗ. Đặc biệt, tại tiểu khu 279 (xã Phú Vinh), PV đã bắt gặp một trại của lâm tặc với các dụng cụ như chén bát, gạo, rượu, can đựng nước...

Từ chỗ lán trại, PV tiếp tục tiến sâu vào  rừng và phát hiện nhiều cây gỗ quý bị đốn hạ, bìa gỗ, mùn cưa vương vãi khắp nơi. Cũng tại đây, PV nghe rất rõ tiếng máy cưa gầm rú ở cánh rừng bên cạnh.

Cầu khỉ được lâm tặc tạo ra để vận chuyển gỗ qua khu vực sạt lở.

Những giá để máy tời kéo gỗ của lâm tặc.

Lán trại của lâm tặc ở trong rừng sâu.

Nhiều phách gỗ mà lâm tặc chưa vận chuyển nằm ngổn ngang.

Một cây gỗ to mới được đốn hạ chưa xẻ.

Cây gỗ to lâm tặc cắt ra từng khúc để dễ vận chuyển và bóc lấy lõi.

Nhiều cây gỗ lớn chỉ còn trơ trụi gốc.

 BQL rừng phòng hộ A Lưới nói gì

Theo tìm hiểu của PV, để vận chuyển gỗ ra khỏi rừng phòng hộ A Lưới, chỉ có một con đường duy nhất là ngách 23 đường vào thủy điện A Lưới. Trên tuyến đường độc đạo này, có một trạm kiểm soát của đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ (thuộc BQL rừng phòng hộ A Lưới) nhưng gỗ vẫn bị chặt phá, đưa ra khỏi rừng một cách khó hiểu.

Trao đổi với PV Infonet ngày 18/9, ông Văn Thân - Giám đốc BQL rừng phòng hộ A Lưới cho biết, hiện BQL rừng phòng hộ A Lưới quản lý 23.508 ha với 35 tiểu khu và thuộc địa bàn của 8 xã. Khu vực tiểu khu 311, 297 bị lâm tặc đốn hạ gỗ và đơn vị đã đến kiểm tra, đánh dấu, tịch thu 4.453m3.

Cũng theo ông Thân, mới đây BQL rừng phòng hộ A Lưới vừa yêu cầu 8 cán bộ của đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ viết bản kiểm điểm vì công tác tuần tra, kiểm soát còn lỏng lẽo, để xảy ra phá rừng.

Khi PV cho xem hình ảnh các cây mới bị đốn hạ, gốc cây chưa bị đánh dấu thì ông Lê Nhữ Thắng-Phó phòng Quản lý bảo vệ rừng (thuộc BQL rừng phòng hộ A Lưới) giải thích: “Có khi kiểm tra chưa đến hoặc đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ giấu không báo lên”.

Liên quan đến vụ việc, ông Trần Nhân Đức-Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện A Lưới thừa nhận sự việc phá rừng và cho biết, tới đây đơn vị sẽ cho cán bộ kiểm lâm về tăng cường tại đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ.
Hà Oai

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !