Hòn đá thề và kho báu chôn vàng ở Cao Bằng

Lòng tham đã khiến con người mờ mắt, kho báu chưa kịp đào lên, những cuộc tranh giành nhau đã làm nảy sinh những trận tàn sát. Vô số cuộc đào bới đã được diễn ra quanh hòn đá bí ẩn khiến cả cánh rừng bị san phẳng.

Hòn đá thề và kho báu chôn vàng ở Cao Bằng

Kho tàng chôn cất châu báu

Trong khi đang lênh đênh trên dòng Bằng Giang thuộc phường sông Bằng, TX Sông Bằng, tỉnh Cao Bằng, tôi tình cờ nghe được câu chuyện về “hòn đá bí ẩn” đã tồn tại lâu đời từ một lão ngư dân.

Ngỏ ý muốn được ông lão ngư dân dẫn đi để tận mắt được nhìn thấy hòn đá bí ẩn kia, ông liền cho tôi địa chỉ của một ông giáo già vì theo như lão nói thì: “Ở cái thị xã này chỉ còn mỗi ông ấy là biết rõ chính xác “hòn đá thề” đó ở đâu thôi, giờ nơi ấy rừng rậm um tùm, không biết đường có tìm cả ngày cũng chả thấy, có khi còn lạc không biết lối về”.

Nhảy khỏi khoang thuyền từ biệt ông lão ngư dân, tôi tìm đến nhà của ông Hoàng Nông Tiếp (SN 1945). Ông Tiếp đã sống ở mảnh đất Cao Bằng này từ nhỏ, hiện đã về hưu sau mấy chục năm làm nghề gõ đầu trẻ. Khi tôi hỏi ông về chuyện “hòn đá thề”, ông Tiếp khẽ chau mày mà bảo: “Lâu lắm mới lại có người nhắc đến hòn đá kỳ bí ấy, tôi còn tưởng nó đã rơi vào lãng quên rồi chứ. Kể từ ngày người dân nơi đây phát hiện ra hòn đá ấy đã có biết bao câu chuyện ly kỳ nhưng cho đến nay vẫn chưa ai biết hòn đá kỳ lạ vì sao lại “có mặt” giữa khu rừng hoang sơ ấy”.

Khẽ nheo đôi mắt đã đầy những nếp nhăn, ông Tiếp kể cho tôi nghe: “Hòn đá ấy có từ bao giờ cũng chẳng có ai đoán định nổi, chỉ biết từ thời ông cha tôi đã có rồi. Trên phiến đá ấy có khắc hình một ông quan mặc áo gấm bào cưỡi ngựa đang chồm lên rất tinh xảo, theo sau là một người nhỏ bé đang cầm chiếc quạt trông giống như một tiểu đồng theo hầu. Trên hòn đá còn có một bài thơ viết bằng chữ Nho, có người dịch được tiêu đề của bài thơ là Vọng Sơn còn nội dung thì chưa ai biết. Ngoài ra còn một tấm bia đá hình chữ nhật được ép chặt vào một tảng đá lớn cạnh đó như một ngôi mộ cổ. Do hòn đá kỳ lạ nên những người phát hiện ra nó đều không dám xâm phạm và cũng chẳng ai dám tới gần”.

Hòn đá thề và kho báu chôn vàng ở Cao Bằng

Từ lâu trong cánh rừng ở phường Sông Bằng đã tồn tại hòn đá bí ẩn và xoay quanh đó là các câu chuyện kỳ lạ

“Cho đến một ngày, có một ông thầy phong thủy đi qua, nghe người dân chúng tôi truyền đến tai về câu chuyện hòn đá bí ẩn, ông thầy này đi vào xem rồi phán rằng đây là một ngôi mộ cổ được đặt đúng vào khu mạch đất thể “ngọa hổ tàng long” cảnh trí đều đầy ắp vượng khí bá vương, xung quanh chắc chắn có chôn nhiều kho tàng, vàng bạc, châu báu”, ông Tiếp kể.

Kể từ khi nghe được lời thầy phong thủy nói, những người dân tộc Tày sinh sống quanh vùng đã đổ xô lên rừng tìm đến nơi có hòn đá để đào bới tìm kiếm kho báu. Nhiều người còn kéo cả dòng họ lên cùng đào với hy vọng sẽ tìm thấy kho tàng như thầy phán. Lòng tham đã khiến con người mờ mắt, kho báu chưa kịp đào lên, nhiều người vì tranh nhau đã nảy sinh những trận tàn sát khiến nhiều người phải mất mạng. Vô số cuộc đào bới đã được diễn ra quanh hòn đá bí ẩn khiến cả cánh rừng bị san phẳng, một phần của núi đá đã đổ ập xuống vì bị người dân đào rỗng lòng đất phía dưới.

“Thấy người dân ầm ĩ vì kho báu dưới tảng đá, chính quyền thời đó đã phải ra lệnh cấm không được đào bới quanh khu vực đó nữa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lén lút đêm hôm đi đào bới, nghe đâu có người đã đào thấy cả một chum toàn đồng tiền vàng và vô số những pho sách cổ”, ông Tiếp kể lại cho tôi nghe.

Không chỉ đào bới tìm kiếm vàng bạc châu báu, có người còn thuê thợ đục đẽo đến cậy phá nhấc cả tấm bia đá được ghép vào thân của hòn đá cổ mang đi đâu đó. Riêng về phần hòn đá nếu không vì quá to và quá nặng hẳn cũng đã bị những người tới tìm kho báu khuân đi mất. Thời gian trôi qua, sau khi đào bới chán chê, khu đất nơi có hòn đá bí ẩn lại trở nên hoang vắng, câu chuyện về hòn đá chôn kho báu gần như đã bị rơi vào lãng quên trong tiềm thức của mọi người. Chỉ một vài người cao tuổi sinh sống quanh vùng là còn nhớ và biết đến.

Hòn đá bí ẩn trở thành nơi thề nguyền đôi lứa

Đến gần chục năm sau đó, một số thanh niên nam nữ trong vùng đi rừng tình cờ phát hiện ra hòn đá kỳ lạ xưa kia đã rỉ tai nhau, biến nơi đây thành một chốn để vui chơi, hẹn hò. Do không mấy ai biết về nguồn gốc cũng như "sự tích” kỳ lạ, nên hòn đá có chôn châu báu, vàng bạc bỗng dưng trở thành “hòn đá thề”, là nơi để các đôi yêu nhau tỏ tình, thể thốt, nguyện ước kết se duyên.

Không chỉ có những trai, gái người dân tộc Tày, mà nhiều người hay biết về hòn đá mỗi khi đến tuổi dựng vợ gả chồng đều rủ nhau đến đây để thề nguyền trước khi chính thức làm lễ cưới. Hòn đá đã thành nơi tiếp nhận tiếng lòng của những người đang yêu, những chuyện tình ngăn sông cấm núi mà suốt đời họ nhung nhớ không nguôi. Ông Tiếp cho rằng, việc nhiều người tìm đến đây để bày tỏ tình cảm có lẽ vì người ta quan niệm rằng, tình yêu gửi vào đá sẽ bất diệt.

Một số khác thấy hòn đá “lạ” lại ngỡ rằng của bậc “thần thánh” nào đó gửi xuống trần gian nên đã mang lễ vật rồi tiền bạc đến đây làm lễ khấn vái để xin được nhiều điều may mắn. Có người lại cho hòn đá kỳ lạ chính là phần còn sót lại của đền thờ nhân vật nổi tiếng thời phong kiến là Nùng Trí Cao.

Khi ông Tiếp vừa dứt câu chuyện xa xưa về hòn đá và kho tàng châu báu, trong lòng tôi rạo rực khôn xiết muốn được tận mắt đi vào rừng để chứng thực về hòn đá kỳ lạ. Vứt bỏ lại đống hành lý, chỉ cầm theo chiếc máy ảnh và cuốn sổ ghi chép, tôi cùng ông Tiếp đi xe tới khu rừng nơi có hòn đá chứa đầy bí ẩn. Do đường đi vào là đường đồi núi nên tôi và ông Tiếp chỉ đi được đến mé ngoài bìa rừng rồi phải bỏ lại xe máy ở đó và đi bộ. Tuy nhiên, khi đi vào bên trong, ông Tiếp dặn tôi rằng: “Do ngày trước người ta đào bới nhiều hố sâu lắm, giờ cây cối lại mọc um tùm nên anh phải đi theo sát phía sau chân tôi, cẩn thận không bước hụt thụt xuống hố thì có mà trời cứu”.

Hòn đá thề và kho báu chôn vàng ở Cao Bằng

Ông Tiếp chỉ tay cảnh báo về những hố "tử thần" do người dân đào bới tìm vàng quanh hòn đá trước đây.

Lần mò theo những bước chân của ông Tiếp, tôi cứ đi sâu dần, sâu dần vào trong cánh rừng âm u, rậm rạp. Làn sương trên đỉnh núi theo gió lùa tràn tới xuyên qua tán lá cây đọng thành những hạt mưa rơi lả tả từ trên những tán cây xuống khiến đường đi hết sức trơn trượt. Ông Tiếp và tôi mỗi bước đều phải bám vào những thân hoặc rễ cây chắc chắn để đỡ bị trượt ngã. Mặc dù biết con đường để đi tới nơi có hòn đá bí ẩn còn xa hun hút nhưng sức hấp dẫn của những câu chuyện kỳ lạ khiến đôi chân tôi dường như không còn biết mệt mỏi chỉ mong sao nhanh được tận mắt nhìn thấy “điều kỳ lạ” mà ông Tiếp vừa kể cho nghe…

Kỳ 2: Đi tìm nguồn gốc hòn đá bí ẩn ở Cao Bằng

KINH VÂN

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !