Hơn 30 dịch vụ thuê khoán trong bệnh viện: Chưa có quy định chung trên cả nước

Sắp tới Bộ Y tế sẽ ra quy định về quản lý dịch vụ thuê khoán từ bên ngoài vào bệnh viện và để các bệnh viện có hành lang pháp lý thực hiện tốt các dịch vụ khác chăm sóc người bệnh.
Hơn 30 dịch vụ thuê khoán trong bệnh viện: Chưa có quy định chung trên cả nước - ảnh 1

Các dịch vụ thuê ngoài vào phải được quản lý chặt chẽ.

Rút kinh nghiệm từ BV Nhi trung ương

Vụ việc bảo vệ Bệnh viện Nhi Trung ương chặn xe cấp cứu chuyển bệnh nhi xin về gây bức xúc trong dư luận thực sự đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi ngành y phải gấp rút giải bài toán quản lý các dịch vụ thuê khoán ngoài bệnh viện. Tuy nhiên, không dễ để có thể tìm lời giải cho bài toán này. Chính vì thế,  Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị Nâng cao công tác quản lý các dịch vụ thuê bên ngoài vào bệnh viện, chiều 12-8, tại Hà Nội. Sau hội nghị tại Hà Nội, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các bệnh viện lớn tại TP.HCM.

Theo thống kê sơ bộ của Bộ Y tế, có khoảng hơn 30 dịch vụ thuê khoán được sử dụng trong các bệnh viện. Từ dịch vụ vệ sĩ, bảo vệ, trông giữ xe, ăn uống/dinh dưỡng – tiết chế, taxi, vận chuyển người bệnh tử vong, căng tin tiện ích, vệ sinh công nghiệp, thu gom vận chuyển xử lý chất thải… đến bảo quản tử thi, nhà tang lễ, xe tang… Vì số lượng dịch vụ quá nhiều nên công tác quản lý ở mỗi bệnh viện cũng rất khác nhau.

Chia sẻ về câu chuyện thuê khoán từ bệnh viện, Giáo sư Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh cho biết: "Câu chuyện Bệnh viện Nhi trung ương là bài học cho các bệnh viện khác". 

Tuy nhiên, trong câu chuyện này, giáo sư Khuê cho rằng trách nhiệm thuộc về Giám đốc Công ty bảo vệ AZ nơi có hai bảo vệ đang làm việc chứ không phải lỗi của giám đốc Bệnh viện Nhi. Lẽ ra Giám đốc của công ty bảo vệ đó phải xin lỗi toàn dân chứ không phải Giám đốc bệnh viện Nhi.

Ông Khuê cũng không muốn hình ảnh 2 bảo vệ mà ảnh hưởng tới cả chất lượng ngành y, gây bức xúc cho dư luận, trong nhân dân.

Giáo sư Khuê cho biết, nếu quản lý không tốt các dịch vụ thuê khoán từ bên ngoài vào thì còn nhiều câu chuyện đau lòng nữa. Không đâu xa, trường hợp trước đây của Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội bị xã hội đen trả thù chỉ vì những tranh chấp trong việc phục vụ mai táng.

"Các bệnh viện phải xem xét lại tất cả các dịch vụ thuê khoán từ bên ngoài để đảm bảo mọi việc tốt hơn làm thế nào từ dịch vụ dinh dưỡng, chăm sóc bệnh nhân phải tốt hơn dịch vụ bên ngoài. Tuy nhiên, đứng ở góc độ nào thì người bệnh cũng phải hài lòng vì họ hài lòng thì bệnh viện mới được bệnh nhân tin tưởng đến khám chữa bệnh" - ông Khuê nói.

Tiết kiệm 700 triệu đồng mỗi năm

Mục tiêu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là xây dựng mô hình hài lòng người bệnh, không dừng lại trong tương lai gần còn là bệnh viện xanh, sạch, đẹp và thân thiện trong đó các dịch vụ thuê khoán từ bên ngoài vào cũng phải đảm bảo chất lượng.

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, sau những ầm ĩ không đáng có vào đầu tháng 7, hiện Bệnh viện đã thí điểm “mở cửa” cho tất cả các loại xe được ra vào hai cổng của Bệnh viện. 

Số liệu thống kê cho thấy, hàng ngày có 700 – 800 lượt xe taxi, 600 – 700 lượt xe cá nhân, 20 – 25 lượt xe cứu thương. Ngoài ra, còn có hơn 150 lượt người hỏi nhân viên bảo vệ về hoạt động khám chữa bệnh, cây rút tiền, bãi đỗ xe ngoài Bệnh viện… Bệnh viện cũng chấm dứt hợp đồng với công ty bảo vệ trước đây.

Về vấn đề quản lý các dịch vụ thuê khoán từ bên ngoài, thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hường – Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, đã 22 năm bệnh viện không có nhân viên bảo vệ mà do công ty bên ngoài ký hợp đồng với Bệnh viện. Hiện nay, bệnh viện có khoảng 140 bảo vệ, tính ra 10 giường bệnh có 1 bảo vệ.

Kinh nghiệm của Bệnh viện Việt Đức là chọn những đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ. Ngoài năng lực của lãnh đạo, nhân viên bảo vệ bệnh viện còn yêu cầu phẩm chất đạo đức, trình độ văn hoá, có chứng chỉ chuyên môn tập huấn kỹ năng giao tiếp, có tập huấn hàng năm. Bệnh viện ra các quy định cụ thể để thực hiện cho bảo vệ làm tốt.

Phí công ty bảo vệ được ký hợp đồng, công ty phải xây dựng trình Bệnh viện duyệt tổ chức an ninh trật tự các tình huống gây rối, hành hung, trộm cắp, cò mồi, bán hàng rong. Ngoài ra, công ty bảo vệ còn có nhiệm vụ nhắc nhở bệnh nhân người nhà thực hiện nội quy Bệnh viện, kiểm soát bệnh nhân ra viện, tránh bệnh nhân trốn viện. Bảo vệ còn phải trông giữ phương tiện của khách, điều hành phương tiện giao thông ra vào bệnh viện. 

Thông tin liên tục giữa hai bên công ty thực hiện báo cáo hàng ngày cho Bệnh viện vào 7h sáng, hàng tuần vào thứ 2, báo cáo đột xuất, sơ kết quý, 6 tháng. Một nhân viên bảo vệ làm việc thời gian lao động 1 tháng 25 ngày /8h, lương 4,3 triệu đồng, hỗ trợ tiền ăn trưa 10 nghìn đồng/ ngày, thưởng 200 nghìn/tháng. Bộ phận làm trời nắng hỗ trợ tiền nước uống, cho làm thêm. 

Bà Hường cho biết để tăng thu nhập cho nhân viên bảo vệ, bệnh viện cho trông xe đạp, xe máy, ô tô vào bệnh viện theo mức phí uỷ ban nhân dân thành phố quy định. 

Từ đó, Bệnh viện Việt Đức thấy rằng việc sử dụng cung cấp dịch vụ Bệnh viện có hiệu quả, nâng cao chất lượng bảo vệ vì tính chuyên nghiệp, Bệnh viện không phải tham gia quá nhiều công tác quản lý, chi phí tiết kiệm, mỗi năm tiết kiệm 700 triệu đồng. 

Bà Hường cũng cho biết thêm hiện nay Bệnh viện Việt Đức chỉ có 2 nhân viên bảo vệ từ lịch sử để lại mỗi tháng chi 13 triệu đồng/tháng để trả lương. Để quản lý bệnh viện tạo điều kiện cho bệnh nhân và người nhà, bệnh viện quy định toàn bộ xe chở người nhà và bệnh viện ra ngay sẽ không thu tiền, kể cả xe taxi lẫn xe gia đình…
Phương Thuý

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !