Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa đề xuất chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp 111 cầu yếu và gia cố, xây dựng trụ chống va đối với 6 cầu vượt sông trên tuyến đường sắt Hà Nội- TPHCM với tổng mức đầu tư là 2.053 tỷ đồng.
Trong tờ trình vừa được gửi lên Bộ GTVT, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tuyến đường sắt Hà Nội-TPHCM có chiều dài là 1.726km, trong đó có 1.491 cầu các loại, phần lớn đã được xây dựng cách đây hơn 100 năm với nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn khác nhau, tải trọng thiết kế thấp.
Trong quá trình khai thác, nhiều công trình cầu được sửa chữa, khôi phục, gia cố với kết cấu cũ, bán vĩnh cửu để đảm bảo thông tàu, chấp nhận tải trọng thấp nhưng vẫn còn tồn tại kết cấu dầm thép tại các cầu thép bị han rỉ nặng, mặt cầu yếu; kết cấu dầm bêtông, mố trụ tại nhiều điểm phát sinh nứt vỡ, hư hỏng và phong hoá vật liệu.
Mặc dù tuyến đường sắt Bắc-Nam liên tục được khôi phục nhưng chủ yếu là sửa chữa để đảm bảo chạy tàu, không được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đúng mức. Vì vậy tình trạng cầu yếu chưa được cải thiện.
Cầu Long Biên - một trong những cây cầu đường sắt bắc qua sông Hồng.
Vẫn theo báo cáo, những năm gần đây, nhiều cầu trên tuyến đường sắt Hà Nội-TPHCM đã từng bước được nâng cấp, cải tạo bằng các nguồn vốn như tín dụng, đầu tư phát triển, sự nghiệp kinh tế, ODA...
Tuy nhiên, do các nguồn vốn còn hạn hẹp nên chưa có sự đầu tư toàn diện. Vì thế, còn nhiều công trình của kết cấu hạ tầng đường sắt là cầu, cống, hầm... trên tuyến chưa được cải thiện và nâng cấp.
Số lượng cầu yếu còn lại lớn, đặc biệt là những cầu được xây dựng từ thời Pháp hoặc những cầu được gia cố cải tạo sau chiến tranh đến nay cũng đã xuống cấp làm cho tốc độ chạy tàu và tải trọng bị hạn chế, an toàn chạy tàu vẫn thường xuyên bị đe dọa bởi va chạm của các phương tiện vận tải thủy vào các trụ cầu.
Việc đầu tư nâng cấp, cải tạo cầu yếu nhằm tiến tới thống nhất tải trọng, nâng cao tốc độ chạy tàu 120km/giờ; đảm bảo an toàn, chống va xô cho các cầu có thông thuyền đang khai thác trên tuyến đường sắt Bắc-Nam, góp phần bảo đảm an toàn, liên tục cho giao thông thủy nội địa.
Do xây dựng trên tuyến cũ nên chỉ giải phóng mặt bằng tạm thời trong quá trình thi công xây dựng công trình, dự án không cần thực hiện công tác tái định cư. Vì thế, tổng mức đầu tư dự kiến là 2.053 tỷ đồng, được triển khai thực hiện từ năm 2017-2018.
Theo tờ trình, nếu được thực hiện, dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực vận tải và tốc độ chạy tàu của tuyến đường sắt Hà Nội- TPHCM hiện tại sẽ được cải thiện, ngăn ngừa tai nạn khi tàu thuyền đâm va vào mố trụ cầu đường sắt.
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.