Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Vượt qua hàng nghìn học sinh trên toàn thế giới khi tham gia cuộc thi giao dịch chứng khoán ảo, mới đây, Đỗ Thái Toàn (học sinh trường Phổ thông liên cấp Olympia) trở thành một trong 25 thí sinh xuất sắc nhận được thư mời sang Mỹ tham dự vòng giao dịch trực tiếp. 

Đây là sân chơi do Stevens Business School – ngôi trường xếp thứ 77 trong các trường kinh doanh tốt nhất tại Mỹ (theo U.S. News & World Report 2023) tổ chức, dành cho học sinh khối 10 và 11 trên toàn thế giới tham gia.

Trong top 25 “nhà giao dịch” xuất sắc lọt vào vòng 3, Thái Toàn đứng thứ 6 về thành tích khi làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu lên 7,5 triệu USD trong vòng một tháng. 

img 2506.jpg

Thích tìm hiểu về các kiến thức tài chính, từ năm lớp 8, Toàn bắt đầu đọc thông tin liên quan đến những tác động chính sách của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) đến nền kinh tế toàn cầu. Đến cuối tháng 12/2023, thông qua một người bạn, Toàn biết tới cuộc thi giao dịch chứng khoán này. Vì cảm thấy hứng thú, nam sinh đăng ký tham gia.

Cuộc thi bao gồm 3 vòng, trong đó, vòng 1 có gần 1.200 thí sinh đăng ký. Ban tổ chức sẽ cung cấp một số câu hỏi tình huống, thí sinh phải đưa ra giải pháp phù hợp. Theo Toàn, phần thi này không quá “đánh đố” bởi trước đó, em đã tự tìm hiểu các kiến thức về chứng khoán thông qua sách báo, internet; xem các phân tích và chiến lược đầu tư; trò chuyện với nhiều người có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính.

Ngoài ra, ở môn Kinh tế và Pháp luật, Kinh tế vĩ mô được học trên trường cũng cung cấp cho Toàn nền tảng hiểu biết về nền kinh tế, chính sách tiền tệ, cách vận hành của thị trường và những nguyên tắc đầu tư, tiết kiệm, quản lý tài chính…  

“Trước đó, ở môn Kinh tế và Pháp luật, chúng em cũng có một dự án học tập nghiên cứu về các công ty lớn ở Mỹ như Coca-Cola hay Amazon. Điều này giúp em có những đánh giá tổng quan về các công ty trước khi quyết định mua cổ phiếu nào đó”.

Vượt qua vòng đầu tiên, Toàn và hơn 800 thí sinh khác bước vào vòng giao dịch online. Trong vòng này, ban tổ chức cuộc thi đã xây dựng một sàn giao dịch chứng khoán ảo sử dụng dữ liệu biến động của thị trường thật. Mỗi ứng viên sẽ nhận được 1 triệu USD để xây dựng danh mục đầu tư cho riêng mình. Yêu cầu của ban tổ chức đưa ra, trong vòng 1 tháng, thí sinh phải đạt số tiền lãi nhiều nhất có thể.

Vì thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu giao dịch từ 22h cho tới sáng hôm sau theo giờ Việt Nam, Toàn thường phải dành khung giờ từ 22h tới 2h sáng để theo dõi các cổ phiếu hay biến động. Thời gian còn lại, nam sinh đặt lệnh tự động cho các cổ phiếu bền vững.

z5268488147141 78bc865779b6ca76a5c5db89d1aab820.jpg
Ngoài việc học, Thái Toàn còn là một vận động viên bóng rổ

Những ngày đầu tiên, Toàn cảm thấy may mắn vì “hầu như mua cổ phiếu nào cũng đều có lợi nhuận”. Nam sinh sử dụng các chỉ số chính để phân tích và chọn danh mục cổ phiếu đầu tư như RSI (chỉ số sức mạnh tương đối), đường EMA (đường trung bình động luỹ thừa), Volume (khối lượng giao dịch), P/E (giá thị trường của cổ phiếu/thu nhập trên một cổ phiếu)…

Ngoài ra, sự đầu tư của Toàn cũng dựa trên những phân tích cơ bản về doanh nghiệp và căn cứ vào thực tế hoặc các tin tức liên quan. 

“Chẳng hạn, em sẽ không mua cổ phiếu của một công ty cung cấp thịt khi xu hướng ăn chay đang tăng lên. Em cũng không mua cổ phiếu khi số lượng lưu hành cao nhưng khối lượng giao dịch thấp. Khối lượng giao dịch cũng là yếu tố để em quyết định có mua cổ phiếu ấy hay không”. Một tuần đầu tiên, tài khoản của Toàn tăng lên 300.000 USD. 

Tuy nhiên đôi khi theo Toàn, chỉ số đẹp không phải là tất cả mà cần phải căn cứ thêm vào nhiều yếu tố khác, trong đó bao gồm cả việc thao túng thị trường. Tuần tiếp theo, thị trường bắt đầu xuống sắc. Ban đầu Toàn vẫn “gồng” hy vọng sắc xanh sẽ sớm quay trở lại. Nhưng càng về sau, nam sinh bị cảm xúc chi phối nên không tuân thủ kế hoạch đề ra, đành chấp nhất “cắt lỗ” toàn bộ cổ phiếu. Điều này khiến Toàn âm hàng triệu USD và tụt bậc trên bảng xếp hạng.

“Sau thời điểm ấy, em rút ra cho mình bài học về việc kỷ luật trong đầu tư, quản lý rủi ro và quản lý cảm xúc hiệu quả. Khi đầu tư, mình cũng cần kết hợp nhiều kỹ năng như phân tích kỹ thuật, phân tích tin tức thị trường, tin tức của doanh nghiệp trong ngắn hạn”.

Dần dần, các mã lần lượt phục hồi. Nhờ bài học lớn trước đó, Toàn thay đổi chiến thuật đầu tư và nâng tài khoản lên 7,5 triệu USD khi kết thúc thời gian giao dịch. Điều này cũng giúp Toàn lọt vào top 25 thí sinh xuất sắc nhận được thư mời sang Mỹ tham dự vòng giao dịch trực tiếp. 

Ở vòng 3 diễn ra vào tháng 4 tới, các thí sinh sẽ được tham gia các bài giảng về hệ thống thông tin tài chính chuyên nghiệp; những xu hướng mới nhất trong ngành tài chính và thi giao dịch chứng khoán trực tiếp theo điều kiện thị trường thực tế.

Đang bận rộn chuẩn bị cho các bài thi chuẩn hóa phục vụ việc làm hồ sơ du học, Thái Toàn chưa chắc chắn việc có sang Mỹ để tham gia vòng đấu trực tiếp hay không. Tuy nhiên, những trải nghiệm ở sân chơi quốc tế này đã giúp em có được những góc nhìn về thị trường chứng khoán, sự ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường tài chính và cách quản lý tài chính, quản trị rủi ro.

Là giáo viên dạy Toàn ở bộ môn Kinh tế, cô Ngô Minh Trang đánh giá Toàn là học sinh luôn chủ động đào sâu các kiến thức liên quan đến kinh tế vĩ mô. “Em thường xuyên đưa ra các câu hỏi hóc búa. Vì đọc nhiều nên Toàn có tư duy tốt, đánh giá tình huống thị trường rất sắc và có độ sâu nhất định”, cô Trang nhận xét.

Sau cuộc thi, Toàn càng cảm thấy chắc chắn hơn về con đường mình mong muốn theo đuổi. Nam sinh kỳ vọng mùa tuyển sinh năm tới sẽ thi đỗ vào ngành Tài chính tại ngôi trường kinh doanh hàng đầu nước Mỹ.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !