Học lái xe ở nước ngoài khó hay dễ hơn ở Việt Nam?
Một số quốc gia có chính sách khá dễ dãi đối với việc cấp bằng, nhưng cũng có những nước ngược lại, bắt các tài xế trẻ phải trải qua thử thách khó khăn trong một thời gian dài để nhận được bằng lái. Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết của TopGear về văn hóa học và cấp GPLX của một số quốc gia trên thế giới mà có thể bạn chưa biết.
2. Bằng lái chính thức tại Mỹ có hiệu lực khoảng từ 4-5 năm và thường chỉ cấp cho những người từ 21 tuổi trở lên.
Một số tiểu bang ở Mỹ có thể cấp “giấy phép lái xe” cho những học sinh chỉ mới 14 tuổi. Ví dụ như Bộ giao thông vận tải Idaho cho phép cấp “chứng chỉ lái xe” cho những người dưới 17 tuổi hoàn tất chương trình đào tạo 6 tháng của họ. Nhưng chứng chỉ này không phải là một bằng lái hoàn chỉnh và chỉ được áp dụng cho những thanh thiếu niên có người giám sát (ít nhất 21 tuổi).
3. Những bài thi bằng lái tại Nhật Bản còn có cả hạng mục off-road. Nhưng nó không có “nghiêm túc” như mọi người tưởng, nó chỉ có tác dụng thử thách khả năng phản ứng và sử dụng xe trên nhiều loại đường khác nhau.
5. Một số quốc gia không chấp nhận bằng lái nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên sau khi đơn xin gia nhập công ước Vienna của Việt Nam được chấp thuận, người lái có thể sử dụng GPLX quốc tế để lái tại đây.
6. Tại Pháp, nếu muốn sở hữu một GPLX chính thức, người dân phải hoàn thành khóa huấn luyện thử thách ít nhất 2 năm tại đây, với tổng km đi được phải ít nhất 3.000 km. Trong khoảng thời gian thử thách này, họ cũng không được chạy xe quá tốc độ 110 km/h.
7. Ở nhiều quốc gia, những tài xế mới buộc phải qua được bài kiểm tra về sức khỏe. Thậm chí ở Anh, thị lực của tài xế phải đủ để thấy được các thông tin trên biển báo ở khoảng cách ít nhất từ 20 m trở lên.
8. Cho tới gần đây, các bài thi bằng lái của Ấn Độ vẫn bao gồm hạng mục vượt chướng ngại vô cùng khó khăn. Người lái buộc phải vượt qua những cột chướng ngại vật, sau đó lại phải lùi xe để tránh các chướng ngại vật này.
9. Gần đây, Nigeria mới áp dụng chính sách kiểm tra bằng lái bắt buộc. Trước đây, GPLX tại nước này có thể được mua với giá 30 USD.
11. Những người mới học lái ở Úc chỉ được lái xe dưới 80 km/h.
12. Bằng lái tạm ở New Zealand cho phép tài xế được chạy trong khoảng thời gian từ 5:00-22:00 giờ. Họ cũng có quyền chở bố mẹ và anh chị em trong nhà.
13. Muốn lái xe chạy tuyết, tài xế ở Na-uy phải có bằng lái chuyên dụng - “S”.
14. Để nhận được bằng lái ở các thành phố lớn tại Nam Phi, người ta phải đợi thi hơn 4 tháng.
15. Một số quốc gia còn yêu cầu người lái phải học cả kỹ năng sơ cấp cứu, đặc biệt là Thụy Sĩ.
16. Ở Nga, tài xế buộc phải có chứng chỉ về tâm lý và không có tiền sử về lạm dụng chất kích thích để nhận được bằng lái. Tương tự, ở Brazil, tài xế cũng phải trải qua bài kiểm tra về tâm thần.
Theo Cafeauto.vn
Lên đời xe sang đón tết cùng Vinfast
Thị trường ô tô cuối năm sôi động khi lượng cầu tăng cao, nhiều khách hàng muốn “chốt” xe sớm để kịp hưởng chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ trước thời điểm kết thúc vào ngày 31/12/2020.
Mazda ưu đãi đặc biệt 10 ngày cuối tháng 4/2020
Mazda đồng loạt tăng ưu đãi chỉ trong 10 ngày từ 20-30/4 cho các mẫu xe, trong đó bộ đôi SUV Mazda CX-8 và Mazda CX-5 có mức ưu đãi cao nhất lên đến 150 triệu đồng.