Hồ sơ xét công nhận GS, PGS không chuẩn xác: Trách nhiệm thuộc về ai?

Sau ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát lại hồ sơ ứng viên GS, PGS đã có 41 hồ sơ không được công nhận đạt tiêu chuẩn. LS Đinh Anh Tuấn có cuộc trao đổi về tính pháp lý của việc không công nhận đạt tiêu chuẩn đối với 41 hồ sơ này.

Luật sư Đinh Anh Tuấn.

- Theo luật sư, việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát lại hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư, và sau đó Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước không công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư đối với 41 hồ sơ ứng viên, là dựa theo các quy định pháp luật nào?

- Việc lập hồ sơ của các ứng viên, tiếp đến xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư tại các Hội đồng, cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo các văn bản pháp quy sau: (I) Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 174); (II) Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thông tư 16); Ngoài các Quyết định và Thông tư này, còn có thêm một số văn bản pháp quy khác liên quan.

- Được biết qua rà soát, có 41 ứng viên tự rút hoặc hồ sơ được xác định không đạt tiêu chuẩn, chủ yếu với lý do “hồ sơ không bảo đảm sự chuẩn xác”. Vậy “sự chuẩn xác” của hồ sơ ứng viên được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào?

- Khoản 4 Điều 12 Thông tư 16 quy định ứng viên phải tự chịu trách nhiệm về sự chuẩn xác của hồ sơ, và phải cam đoan về việc khai báo trung thực, chính xác. Theo tôi, quy định này nhằm bảo đảm độ tin cậy và tính pháp lý của hồ sơ ứng viên, bởi vẫn theo Thông tư 16 thì hồ sơ này do ứng viên tự khai báo, xây dựng. Bên cạnh đó, tôi cho rằng quy định này cũng nhằm đề cao tính cẩn trọng và tính chính xác của ứng viên - những đức tính không thể thiếu của người làm công tác giáo dục/ đào tạo và làm công tác nghiên cứu khoa học.

- Luật sư cho biết nếu hồ sơ ứng viên “không bảo đảm sự chuẩn xác” thì sẽ bị xử lý ra sao?

- Quyết định 174 và Thông tư 16 quy định hồ sơ ứng viên chỉ nộp một lần, không có quy định nào về việc ứng viên được sửa chữa, bổ sung hồ sơ đã nộp. Điều này cho phép hiểu rằng nếu hồ sơ ứng viên có sai sót (khai báo không đầy đủ, thiếu minh bạch, có mâu thuẫn trong từng tài liệu hoặc giữa các tài liệu…), bị các Hội đồng hoặc cơ quan thanh tra/ đoàn kiểm tra đánh giá là không chuẩn xác, ứng viên sẽ không có cơ hội để đính chính, sửa chữa hồ sơ đã nộp (họ chỉ được phép trình tài liệu gốc để đối chứng). Và vì vậy, nếu hồ sơ ứng viên bị đánh giá là không chuẩn xác, Hội đồng xét chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ có căn cứ để kết luận hồ sơ đó không đạt tiêu chuẩn để công nhận giáo sư, phó giáo sư.

- Một số ứng viên được đánh giá có chuyên môn tốt (giỏi Anh ngữ, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc), song hồ sơ bị nhận định “không bảo đảm sự chuẩn xác” chỉ vì thiếu các minh chứng về thâm niên giảng dạy. Theo luật sư điều này có bảo đảm công bằng không?

- Tôi được biết lỗi thiếu thâm niên giảng dạy chiếm đại đa số trong 41 hồ sơ lần này, và phần lớn rơi vào các ứng viên không trực tiếp công tác tại các cơ sở giáo dục đại học, chỉ tham gia giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và khoản 7 Điều 11 Thông tư 16, các minh chứng để xem xét, đánh giá thâm niên giảng dạy trong trường hợp ứng viên không trực tiếp công tác tại cơ sở giáo dục đại học gồm: (I) Hợp đồng thỉnh giảng; (II) Biên bản thanh lý Hợp đồng thỉnh giảng hoặc xác nhận, nhận xét kết quả đào tạo của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học. Nếu hồ sơ ứng viên không đủ các tài liệu này, hoặc có nhưng không bảo đảm sự chuẩn xác (chẳng hạn việc thỉnh giảng diễn ra năm 2012 - 2013, nhưng Hợp đồng thỉnh giảng được lập năm 2017), hồ sơ đó sẽ bị xem là không đủ điều kiện công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Tôi cho rằng quy định này là công bằng, bởi việc phong giáo sư, phó giáo sư nhằm vinh danh những nhà giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học, chứ không nhằm vinh danh các đối tượng khác.

- Theo luật sư, những ai phải chịu trách nhiệm khi hồ sơ ứng viên bị kết luận là “không bảo đảm sự chuẩn xác”?

- Trước hết, trách nhiệm thuộc về người khai báo là ứng viên, theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 16. Tiếp đến, trách nhiệm thuộc về người xác nhận là Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học, theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 16. Tiếp đến nữa, trách nhiệm thuộc về người thẩm định là Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 16.

- Xin cám ơn luật sư về cuộc trao đổi này!

Hoàng Nam

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đang cập nhật dữ liệu !