Hiệp ước INF sụp đổ: Anh và Ba Lan đổ lỗi cho Nga, Pháp cảnh báo gia tăng bất ổn

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ngày 2/8 tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) giữa hai nước. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Ba Lan cùng ngày cho biết Nga phải chịu trách nhiệm cho sự đổ bể của Hiệp ước INF.

Hiệp ước INF sụp đổ: Anh và Ba Lan đổ lỗi cho Nga, Pháp cảnh báo gia tăng bất ổn

Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ngày 2/8 tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) giữa hai nước, khẳng định Anh hoàn toàn ủng hộ phản ứng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ngoại trưởng Raab nêu rõ: "Nga đã khiến cho Hiệp ước INF sụp đổ do bí mật phát triển và triển khai một hệ thống tên lửa vi phạm hiệp ước mà có thể nhằm mục tiêu vào các thủ đô tại châu Âu. Sự coi thường của Nga đối với hệ thống quốc tế dựa trên các quy tắc đe dọa tới an ninh châu Âu".

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Ba Lan cùng ngày cho biết Nga phải chịu trách nhiệm cho sự đổ bể của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF),sau khi Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước mang tính bước ngoặt ký hồi năm 1987 này.

Bộ Ngoại giao Ba Lan nhấn mạnh: "Sự thiếu sẵn sàng của Nga trong việc quay lại tuân thủ Hiệp ước INF đã không để cho Mỹ có bất kỳ sự lựa chọn nào".

Trong khi đó, Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp ngày 2/8 bày tỏ sự hối tiếc trước "cái chết" của Hiệp ước tên lửa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga, đồng thời cảnh báo vụ việc này sẽ làm gia tăng nguy cơ bất ổn ở châu Âu.

Tuyên bố của người phát ngôn Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp nhấn mạnh: "Pháp lấy làm tiếc rằng không thể tìm ra bất cứ giải pháp nào nhằm duy trì Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)".

Paris cũng lấy làm tiếc rằng: "Nga đã không đáp lại những yêu cầu giải thích và những lời kêu gọi về một sự áp dụng thích hợp đối với hiệp ước liên tục được đưa ra hồi năm ngoái".

Tuyên bố có đoạn viết: "INF là một nhân tố trung tâm trong cấu trúc an ninh châu Âu và sự ổn định chiến lược tại châu Âu. Sự chấm dứt của hiệp ước này làm gia tăng nguy cơ bất ổn tại châu Âu và gây xói mòn hệ thống kiểm soát vũ khí quốc tế. Pháp tái khẳng định cam kết về chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị thực tế, có thể xác nhận và dựa trên luật pháp, đồng thời khuyến khích Nga và Mỹ gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới về kho vũ khí hạt nhân của họ sau năm 2021 và đàm phán về một hiệp ước thay thế".

Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga

Trước đó cùng ngày, Nga đã thông báo chính thức chấm dứt Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Ngày 2/8/2019, với sự khởi đầu từ phía Mỹ, hiệp ước giữa Liên Xô và Mỹ về việc loại bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung... đã chấm dứt".

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng ngày tuyên bố Mỹ chính thức từ bỏ Hiệp ước INF với Nga, cáo buộc Moscow cố ý vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí thời kỳ Chiến tranh Lạnh này. Phát biểu trong một hội nghị khu vực diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, ông Pompeo khẳng định: "Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước có hiệu lực từ ngày hôm nay (2/8). Nga là bên duy nhất phải chịu trách nhiệm cho sự chấm hết của hiệp ước".

Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) được Mỹ và Liên Xô cũ ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (có tầm bắn từ 500 - 5.500 km).

Trí Đức (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !