Hiểm họa ‘làn sóng’ rác thải nhựa từ đại dịch Covid-19

Việc sản xuất các thiết bị y tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 phần nào đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nhựa tại các đường mòn, hẻm núi và đại dương trên khắp thế giới.

Thế giới hơn 9 triệu ca mắc Covid-19

Thế giới hơn 9 triệu ca mắc Covid-19

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 21/6, thế giới có hơn 183 nghìn ca mắc Covid-19 trong 24h qua, đây là ca mắc mới đạt kỷ lục theo thống kê của cơ quan này.

Xuất hiện của một loại rác thải mới

Vào buổi sáng cuối tháng 2, nhà hoạt động môi trường Gary Stokes chèo thuyền tới đảo Soko, nơi có các bãi biển biệt lập nằm phía Nam sân bay quốc tế Hong Kong. Đây là khu vực do tổ chức bảo tồn OceansAsia của ông “chăm sóc” và thường xuyên lui tới để ghi lại mức độ ô nhiễm nhựa. Gary Stokes đã rất ngạc nhiên khi trong đống rác thải được đưa lên bờ, ngoài những chai nước uống bằng nhựa và túi đựng ở siêu thị, còn có một loại rác thải mới. Những gì mà ông phát hiện và ghi lại ngày hôm đó đã tạo thành tin tức “nóng” khắp Hong Kong: 70 chiếc khẩu trang bị vứt bỏ trên 100m đường bờ biển và khi ông trở lại đây một tuần sau đó, đã có thêm 30 chiếc nữa. Các bãi biển khác quanh thành phố cũng trong tình trạng tương tự.

{keywords}
Nhà hoạt động môi trường Gary Stokes đã thu thập hàng chục chiếc khẩu trang y tế bị vứt bỏ từ một bãi biển của Hong Kong vào tháng 2. Ảnh: OceansAsia

Điều này cũng xảy ra với sông Thames (phía Nam nước Anh). Cô Lara Maiklem, được biết đến với biệt danh “người nhặt than bùn” đã dành cả ngày trên bờ sông Thames để tìm kiếm những mảnh vụn khảo cổ, từ đồ gốm La Mã đến ống đất sét thời Victoria. Tuy nhiên, kể từ khi virus corona ập đến nước Anh, dưới lớp bùn của dòng sông, ngoài vỏ chai rượu sâm panh, cô Maiklem còn phát hiện thêm những đôi găng tay bằng cao su.

Sự gia tăng “khủng khiếp” rác thải nhựa

Không chỉ riêng bờ sông Thames hay những bãi biển hoang vắng ở Soko, khắp nơi trên Trái Đất đều tràn ngập nhựa dẻo. Rất khó để xác định các số liệu cụ thể, tuy nhiên, một ví dụ điển hình ở Mỹ, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, việc tiêu thụ các sản phẩm dùng một lần làm từ nhựa đã tăng 250-300%. Phần lớn sự gia tăng đó xuất phát từ nhu cầu sản xuất các thiết bị bảo vệ ngăn chặn sự lây lan của virus corona, bao gồm khẩu trang, găng tay, chai khử trùng, bộ đồ y tế, bộ dụng cụ kiểm tra, bao bì giao hàng,...

Theo dự báo của Grand View Research, thị trường tiêu thụ khẩu trang dùng một lần trên toàn cầu sẽ tăng với mức ước tính từ 800 triệu USD (2019) lên 166 tỉ USD (2020).

{keywords}
Một nhà máy ở Nam Kinh, Trung Quốc chế tạo khẩu trang y tế để chống lại virus corona. Ảnh: LA Times

Covid-19 đã buộc nhiều quốc gia phải tạm gác lại kế hoạch giảm sử dụng đồ nhựa. Tại Thái Lan, lệnh cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần trong các cửa hàng lớn hồi đầu tháng 1 và dự định cắt giảm chất thải nhựa vào năm 2020 đã bị trì hoãn khi con số sử dụng đồ nhựa tăng lên 30%. Theo Viện Môi trường Thái Lan, chỉ riêng Bangkok, lượng nhựa tiêu thụ trong tháng 4 lên đến 62%, cao hơn nhiều so với 12 tháng trước đó, đặc biệt, phần lớn các bao bì thực phẩm bị ô nhiễm đều không dễ tái chế.

Tại Bangladesh, các nhà nghiên cứu ước tính rằng, nước này đã sản xuất gần 16.000 tấn chất thải nhựa nguy hiểm trong tháng đầu tiên kể từ khi có lệnh đóng cửa các cửa hàng kinh doanh.

Trong suốt tám tuần thực hiện giãn cách xã hội và bắt đầu được nới lỏng từ ngày 1/6, cuộc khảo sát mới nhất cho thấy, 5,7 triệu cư dân Singapore đã tạo ra thêm 1.470 tấn chất thải nhựa từ bao bì bọc thực phẩm và các chuyến giao hàng. Ngoài ra, trên khắp các vỉa hè, khẩu trang bị vứt la liệt, một cảnh tượng đáng lẽ không thể xuất hiện ở đất nước được mệnh danh là môi trường sống hàng đầu thế giới.

Covid-19 đã “giải phóng” hàng loạt các loại rác thải nhựa theo những cách khác nhau. Các công ty không còn tha thiết trong việc sử dụng các công cụ tái chế, nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt và các nhà máy phải ngừng hoạt động vì lo ngại lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, nỗi lo về việc lây nhiễm virus cũng khiến một số người thu gom và phân loại rác gặp khó khăn.

{keywords}
Nhân viên thu ngân phục vụ khách hàng từ phía sau tấm nhựa tại một trung tâm mua sắm bên ngoài Jakarta, Indonesia, vào tháng 5. Ảnh: AP
{keywords}
Người mua sắm rời khỏi một trung tâm thương mại dọc theo đường Orchard của Singapore vào tháng 4. Ảnh: LA Times

Rác thải nhựa sẽ đi về đâu?

Việc hàng triệu công nhân thu gom rác phải nghỉ làm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội đã khiến phần lớn số lượng nhựa sản xuất trong năm nay sẽ kết thúc ở các bãi chôn lấp hoặc lò đốt rác.

Nền kinh tế châu Á đang phát triển nhanh, tuy nhiên hệ thống thu gom và tái chế chất thải chưa theo kịp với lượng rác tăng lên, vì vậy, nhựa đã qua sử dụng thường được đổ gần đường thủy hoặc bị thiêu hủy. Điều này dẫn đến việc tắc nghẽn không khí, nước và đất. Ngay cả Hong Kong, một trong những thành phố giàu có nhất thế giới, có tới 70% chất thải đổ vào các bãi chôn lấp.

Sử dụng lò đốt rác cũng không phải là một biện pháp tốt, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, một số cơ sở xử lý rác thải còn kém chất lượng. Việc đốt rác không chỉ tạo ra độc tố, mà còn khiến các chất thải nhựa khó thiêu hủy sản sinh ra các hạt nano và vi hạt. Cả hai đều có thể phát tán trong khí quyển, gây ra ung thư hoặc thấm vào các mạch nước ngầm và cuối cùng trôi về đại dương.

{keywords}
Những người "đi săn" trên núi rác cao 100 feet ở bãi rác Ghazipur của New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: LA Times

Covid-19 đã khiến các đạo luật chống sử dụng đồ nhựa gặp trở ngại như: áp thuế đối với các loại túi tạp hóa sử dụng một lần ở một số bang của Mỹ hoặc cấm tiêu thụ ống hút nhựa ở Anh. Dịch bệnh đã khiến cho nền kinh tế suy thoái một cách nghiêm trọng và giờ đây, ảnh hưởng của nó đối với hành tinh sẽ còn kéo dài trong các bãi rác và đại dương của thế giới.

Nguyễn Dung (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !