Hát rong, bán kẹo kiếm bạc triệu ở Hà Nội

Những tưởng nghề lang thang trên đường sẽ chỉ 'ăn qua ngày' nhưng đêm nào đắt khách, một gánh hát thu được 1,5 triệu đồng, mỗi tháng các thành viên chia nhau được hơn chục triệu, vượt trội tiền lương kỹ sư.

Hát rong, bán kẹo kiếm bạc triệu ở Hà Nội

Gánh hát đường phố

Thời gian gần đây, trên những con phố của Hà Nội xuất hiện ngày càng nhiều những gánh hát di động do 2-3 thanh niên cùng nhau lập nên để đi hát rong kiếm tiền. Vào buổi tối, những gánh hát này hoạt động nhộn nhịp, nhất là ở những khu vực quán ăn hay các tụ điểm nhiều người đến ngồi uống cà phê.

Đồ nghề của gánh hát rất đơn giản, chỉ một chiếc xe đẩy, bên trên đặt một chiếc loa to chạy bằng điện của bình ắc quy, chiếc loa chính là công cụ để các thành viên thay nhau thể hiện giọng hát qua micro.

Qua vài sự giới thiệu, tôi gặp được Hồ Quang - chàng trai chuyên hành nghề hát rong trên đường phố ở Hà Nội. Sinh ra ở vùng quê chiêm trũng Hà Nam, sau khi học hết cấp 3, không thi đỗ đại học, Quang đã phiêu dạt lên Hà Nội để kiếm việc. Quang nổi tiếng là một trong những thanh niên đầu tiên xây nên “đế chế hát rong” và cũng là những ca sĩ đường phố có giọng hát “mượt mà” nhất trong giới.

Hát rong, bán kẹo kiếm bạc triệu ở Hà Nội

Chỉ với một chiếc loa đặt trên xe đẩy cùng bộ ắc quy, các ca sĩ đường phố dễ dàng di chuyển đi khắp các con phố để hát rong bán kẹo, kiếm tiền

“Để thực hiện nghề hát rong bán kẹo kiếm tiền này, không thể một mình mà cần có thêm đồng đội để phân chia công việc. Tuy nhiên, một nội quy khi tham gia vào nghề này trước tiên cần phải biết hát và hát hay. Bởi lẽ, không thể một người cầm micro đi hát rong cả tối được, làm như vậy sẽ rất mệt và dễ mất giọng. Cho nên các thành viên cần biết hát để còn “đổi ca”. Có nhóm khi thành lập đội hát rong còn tuyển thành viên theo sở trường, người thì nhạc trẻ, người nhạc vàng và người nhạc tiền chiến… cho phong phú”, Quang cho biết.

Thông thường một nhóm có 3 người, một người đẩy xe, một người cầm micro nghêu ngao hát, một người cầm kẹo đến mời khách mua hoặc “ngả nón” xin tiền ủng hộ của các khán giả bất đắc dĩ. Đồ nghề của mỗi nhóm hát rong đắt tiền nhất là ở chiếc loa thùng loại to để phát đươc âm thanh cỡ lớn, thu hút sự chú ý của mọi người. Thêm những đồ lặt vặt tất cả chi phí khoảng 5 triệu đồng, chia đều ra cho mỗi thành viên trong nhóm đóng góp.

Hát theo yêu cầu và…hát “nhép”

Vì đối tượng khách hàng hướng đến phần lớn thuộc tầng lớp người trẻ, nên các gánh hát rong đường phố phải luôn làm mới bằng việc cập nhật liên tục những bài hát đang ăn khách trên thị trường âm nhạc. Điều này đồng nghĩa các giọng ca cũng phải bỏ thời gian để chọn lọc và tập luyện ở nhà trước nếu không muốn bị quên lời hoặc hát sai lời.

Để có thể bám trụ được với nghề hát rong, mỗi một ca sĩ trong gánh hát ngoài việc thể hiện tốt các bài “tủ” của mình, cần phải biết “quan hệ công chúng”, tùy cơ ứng biến theo yêu cầu của khách hàng nếu muốn bán được hàng và nhận được những đồng tiền bo hào phóng từ hầu bao của các vị thượng khách. Bình thường có người chỉ "ủng hộ" 5.000-7.000 đồng nhưng có nhiều nam thanh niên đi cùng bạn gái sẽ “mạnh dạn”, chi hẳn 50.000-100.000 là chuyện bình thường như cơm bữa.

“Có lần đi hát trên phố cổ, có ông khách yêu cầu em hát cho nghe một bài nhạc Trịnh. Chiều lòng khách em liền ca luôn một liên khúc khiến vị khách này thích thú và hào phóng bo cho 500.000 đồng”, Hồ Quang kể lại.

Hát rong, bán kẹo kiếm bạc triệu ở Hà Nội

Để có thể bám trụ với nghề hát rong cần phải biết chiều khách và có những thủ thuật riêng

Khác với những gánh hát rong theo kiểu tàn tật, ăn mặc rách rưới trước đây, những gánh hát rong đường phố bây giờ ăn mặc rất lịch sự. Nhất là những giọng ca chính, có khi họ đầu tư quần áo không khác một ca sỹ. Theo Hồ Quang chia sẻ: "Trước đây, khách hàng thường cho tiền những nhóm hát rong thường là vì thương cảm hoàn cảnh nghèo khổ của họ thì bây giờ, phải ăn mặc đẹp mới hút khách. Mình cứ coi đây là một nghề kiếm tiền. Mình hát hay, người ta cho tiền chứ không phải mình đi xin".

Khi tôi hỏi về việc có gánh hát rong chỉ có một người hát chính tới hơn chục bài hát mà không nghỉ thì sức khỏe thế nào, Quang tủm tỉm cười ranh mãnh: “Đấy là người ta không biết thôi, chứ ai đi hát rong cũng phải thu âm trước đến vài chục bài, lúc nào thấy mệt thì bật lên rồi vờ cầm micro để hát, chứ sức đâu mà gào thét cả ngày đêm như thế, đi bộ khắp phố cũng đủ mệt mỏi lắm rồi. Ngoài ra, mỗi thành viên khi đứng hát rong cũng phải có một chút "vũ đạo" để tránh nhàm chán khi biểu diễn".

Hát rong thu bạc triệu

Mới nhìn tưởng nghề hát rong cũng là để kiếm miếng ăn qua ngày, công việc tạm thời của những đám thanh niên thất nghiệp thế nhưng khi nghe Hồ Quang nói tôi hoàn toàn bất ngờ về mức thu nhập cực kỳ “khủng” của một gánh hát đắt hàng.

“Một gánh hát rong kèm bán kẹo cao su với giá 10.000 đồng/vỉ, trong khi vốn bỏ ra chỉ 3000 đồng/vỉ. Nếu chỉ tính riêng về đêm, thời gian đi bán từ 19hh đến 23h30 ra về, trung bình một đêm lời 1.500.000 đồng. Có gánh hát đêm bán đến gần 400 vỉ kẹo cao su lãi hơn 3 triệu đồng, chưa tính khách bồi dưỡng thêm”, Quang kể.

Cứ thế nhân lên, một tháng làm việc đều đặn của một gánh hát thu hàng chục triệu đồng là chuyện bình thường. Đem chia đều ra, mỗi người cũng có hơn một chục triệu, vượt trội lương của một kỹ sư lành nghề.

Hát rong, bán kẹo kiếm bạc triệu ở Hà Nội

Nghề hát rong tưởng như bình thường nhưng đem lại thu nhập "khủng"

Cũng theo anh chàng hát rong Hồ Quang chính vì “cá kiếm” như vậy nên ngày càng nhiều những gánh hát rong được thành lập, nhiều thanh niên đang còn là sinh viên cũng rủ nhau đi hát rong để kiếm thêm nhu nhập trong thời buổi giá cả leo thang từng ngày, từng giờ như hiện tại.

Thế nhưng, nghề hát rong đôi lúc cũng gặp những khó khăn, gặp phải hôm trời nổi cơn mưa bão thì chỉ có nước nghỉ việc nằm nhà hoặc chẳng may công an “sờ gáy” rất dễ bị tịch thu đồ nghề. Đặc biệt, các ca sĩ rất hay phải tiếp xúc với các “ma men” ở quán ăn, không cẩn thận sẽ phải gánh những trận đòn oan uổng chỉ vì những lý do như “nhìn ngứa mắt, hát quá to…”.

Địa bàn của các gánh hát cũng được phân chia rõ ràng, mỗi nhóm chỉ được hoạt động trong một phạm vi nhất định chứ tuyệt nhiên không được đi quá “giới hạn” tranh giành khách của nhau. Vì nếu đã có một nhóm hát đi qua hát rong bán kẹo, xin tiền khách thì nhóm đi sau đi hát cũng không nhận được tiền.

KINH VÂN

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !