Hàng triệu mẹ Việt bị lừa khi quá tin vào miếng dán hạ sốt

Khi con bị sốt, việc đầu tiên bà mẹ nghĩ tới đó là dùng miếng dán hạ sốt thay vì hạ sốt bằng thuốc, không ít mẹ đã ân hận vì cách hạ sốt này.

Ảnh minh hoạ.


Viêm phổi vì không biết cách hạ sốt


Chị Hoàng Thị Lý, Thanh Xuân, Hà Nội kể, con trai chị rất ít khi sốt nên chị chủ quan không tích thuốc hạ sốt trong nhà. Khi bé bị sốt 39, 40 độ C, chị vội ra nhà thuốc mua gói miếng dán hạ sốt. Chị được tư vấn dán 3 tiếng/lần. Vừa mới bóc một miếng dán hạ sốt dán vào trán cho con, bé khóc và không cho mẹ dán lên trán nhưng vợ chồng chị giữ chặt tay con để dán miếng dán hạ sốt.

Hơn một giờ sau chị đo lại thì thấy nhiệt độ vẫn không hạ. Chị lấy mấy miếng nữa dán tiếp vào nách và bẹn nhưng vẫn không ăn thua.

Cả đêm chị ngồi canh giờ để thay miếng dán, vừa lấy nước ấm lau liên tục. Gần sáng thấy con vẫn sốt li bì chị mới vội vàng đưa con vào bệnh viện khám. Bác sĩ đo nhiệt độ và vội cho bé uống thuốc hạ sốt. 30 phút sau, cháu ra mồ hôi và bắt đầu giảm nhiệt. Bác sĩ vì thương bé sốt cao và bức xúc nên mắng bà mẹ chỉ dán miếng dán không cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Chị Lý chỉ cúi đầu “coi như bài học kinh nghiệm, từ đó đến nay chị nói không với miếng dán hạ sốt”.

Bé Nguyễn Mạnh H. 11 tháng tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội được bố mẹ bế vào bệnh viện Nhi trung ương khám trong tình trạng sốt cao, li bì, bỏ bú, quất khóc và ho. Theo bố mẹ của cháu gần đây thấy con bị ho bố mẹ cháu cho uống siro ho nhưng không đỡ.

Sau khi ho cháu xuất hiện chảy nước mũi và sốt. Thấy con bị sốt, mẹ của cháu mua miếng dán về hạ sốt và cho bé uống nước diếp cá với mong muốn con hạ sốt nhanh. Vì ngại sử dụng thuốc hạ sốt nên cháu bé chỉ được mẹ dán hạ sốt, chườm và mua lá về nấu rồi hai mẹ con cùng xông.

Đến khi tình trạng sốt không dứt, bé kèm theo triệu chứng li bì, bỏ bú, nôn trớ. Bố mẹ của cháu vội vàng đưa con vào viện cấp cứu trong tình trạng tím tái. Bác sĩ phải hồi sức cấp cứu cho cháu một tiếng đồng hồ cháu bé mới hồng hào trở lại.

Trường hợp bé Nguyễn Khánh A. 2 tuổi, con chị Bùi Bích Phương, Hà Đông, Hà Nội cũng bị sốt, viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng hô hấp trên. Bé A. bị sốt nhưng mẹ của cháu chỉ chữa bằng phương pháp vật lý như dùng miếng dán hạ sốt, đánh cảm.

Đến khi bé sốt cao có hiện tượng co giật, bố mẹ của cháu mới cho con vào bệnh viện cấp cứu. Tại đây, bé được chẩn đoán viêm tiểu phế quản và theo dõi viêm phổi. May mắn cháu chưa có diễn biến nặng.

Miếng dán hạ sốt được quảng cáo như một “bài thuốc” gối đầu giường cho các gia đình cho trẻ nhỏ. Với chi phí 10 – 30 nghìn đồng tuỳ loại cho 1 túi miếng dán 3 miếng, các bà mẹ mua về chỉ cần để tủ lạnh khi con bị sốt lấy miếng dán hạ sốt để dán lên trán cho con nhiệt độ sẽ giảm.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng miếng dán hạ sốt không có tác dụng thậm chí còn gây hại cho bé.

Chỉ gây khó chịu cho trẻ

PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết ông gặp rất nhiều trẻ sốt cao và được bố mẹ đưa đến khám cháu nào cũng dán miếng dán hạ sốt lên trán. Nhìn những cháu bé bị sốt còn phải đeo thêm miếng dán khó chịu cho bé là bác sĩ Dũng lại bức xúc với sai lầm đặc biệt nghiêm trọng của cha mẹ này.

Bác sĩ Dũng cho biết nguyên tắc trẻ sốt cao phải hạ sốt. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần uống thuốc hạ sốt và các bác sĩ khuyên dùng 2 loại thuốc là Pracetamol hoặc Ibubrofen. Hai thuốc này hạ sốt tương đương nhau. Tuy nhiên, theo bác sĩ Dũng ở các nước Châu Á khuyến cáo nên dùng Paracetamol. Còn Châu Âu thì họ ưu tiên dùng Ibuprofen… lý do vì các nước Châu Á đang có sốt xuất huyết, còn Châu Âu không có.

Nếu đang có sốt huyết mà cho trẻ dùng Ibuprofen thì càng tăng sự nguy hiểm. Vì xét nghiệm ban đầu chưa thể xác định bé có sốt xuất huyết hay không, nếu cho Ibuprofen thì làm cho sốt xuất huyết nặng thêm nên tốt nhất chưa biết rõ sốt do đâu thì sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol.

Bác sĩ Dũng cho biết không nên sử dụng miếng dán hạ sốt. Thep PGS Dũng trên thế giới không khuyên biện pháp vật lý nào chườm lạnh, dán giấy, bôi dầu khi trẻ bị sốt bởi vì các biện pháp vật lý đó không có tác dụng.

Các chuyên gia trên thế giới đã nghiên cứu một nhóm bệnh nhân dùng các tác nhân vật lý thì vật lý được cái hạ sốt trong 1 giờ đầu nhanh hơn nhưng sau 1 giờ hai bên như nhau. Như vậy họ cho hạ sốt 1 tiếng không làm em bé khoẻ hơn, không làm bệnh tốt mà chỉ giải quyết tâm lý thấy con hạ sốt nhanh.

PGS Dũng cho biết, cái hại của miếng dán hạ sốt đó là nếu sốt có triệu chứng hô hấp khi dán miếng dán lạnh biến chứng viêm phổi thậm chí còn hại da em bé, làm em bé khó chịu. Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt thay vì vội vàng mua miếng dán hạ sốt dán cho con, bác sĩ Dũng cho rằng cần theo dõi và hạ sốt theo tư vấn của bác sĩ.

P.Thuý

Mận khô California - món ăn nhẹ nhiều dưỡng chất, thơm ngon và tiện lợi

Mận khô California được lựa chọn như một thực phẩm cao cấp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bệnh viện FV dành gần 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI

Bệnh viện FV vừa công bố đầu tư hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Cô giáo trẻ vượt 300km ra Hà Nội 'xẻ' một phần gan cứu em trai '9 phần tử vong'

Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Đang cập nhật dữ liệu !