Hàng trăm phụ huynh kêu cứu vì trường Pascal bị đổ chất thải, chặn gạch, cắt điện

Theo bản án của Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm và Tòa án nhân dân Hà Nội đã tuyên, 1.000 học sinh Trường Pascal đã được trở lại ngôi trường này.

Thế nhưng, khi Trường TH - THCS Pascal mới hoạt động trở lại thì buổi đêm, nhiều đối tượng có hành vi đổ cát, chất thải, chặn gạch, cắt điện, dựng lưới sắt B40…

{keywords}
Trường TH - THCS Pascal bị đổ chất thải, cát vào sảnh và cổng đi, bịt cổng để trường không hoạt động được. (Ảnh do trường TH - THCS Pascal cung cấp)

Mới đây, ngày 22/01, hàng trăm phụ huynh học sinh cùng giáo viên Trường THCS - THPT Newton và Trường Tiểu học – THCS Pascal đã ký đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong đơn kêu cứu, phụ huynh phản ánh: “Tòa án đã kéo dài quá lâu vụ kiện từ tháng 5/2018, đến tháng 11/2019 xét xử tại TAND quận Bắc Từ Liêm, rồi bị kháng án; đến ngày 28/8/2020 dừng xử án tại tòa Hà Nội để Tòa án lấy ý kiến của các cấp Tòa án cấp trên, sau đó lại điều tra, hỏi ý kiến các cơ quan. Cuối cùng, ngày 30/11/2020, Tòa phúc thẩm mới tuyên án”.

Bản án phúc thẩm số 215/2020/KDTM-PT ngày 30/11/2020 của TAND TP Hà Nội đã tuyên: Trường THCS & THPT Newton được quản lý, sử dụng diện tích đất và được sở hữu 1/2 tòa nhà 6 tầng xây dựng tại lô TH1.

Những tưởng bản án đã đến ngày thực thi, phụ huynh và học sinh háo hức vào lau dọn phòng học sạch đẹp hơn để chuẩn bị được về học tại nơi cũ. Tuy nhiên, ngày 15/1/2021, bất ngờ Trường TH – THCS Newton nhận được quyết định hoãn thi hành án 3 tháng. Tất cả lại chững lại, chờ đợi.

Nếu thi hành án thì các con trẻ được về lô TH1 học và không phải đi học nhờ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến khó lường.

Nếu hoãn thi hành án thì cơ sở vật chất tiếp tục bị bỏ phí, phòng học bẩn, đồ đạc hỏng hóc dần, trang thiết bị xuống cấp (do chỉ có văn phòng và đội bảo vệ làm việc).

Vậy cơ sở nào để Toà cấp cao tại Hà Nội hoãn thi hành án để học sinh tiếp tục phải chờ đợi?

{keywords}
Hàng trăm phụ huynh ký đơn kêu cứu lên các cơ quan chức năng đề nghị thi hành bản án của Toà án Hà Nội.

Trong đơn, phụ huynh nêu rõ: “Các vụ án có thể kéo dài, có thể hoãn thi hành án nhưng đó là những vụ án chỉ liên quan đến các đối tượng là người lớn, nhưng đây là vụ việc hy hữu, lần đầu tiên có ở Việt Nam, ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng nghìn cháu nhỏ, cần được xem xét theo thực tế”.   

Phụ huynh thống thiết bày tỏ nỗi niềm: “Bao giờ các con chúng tôi có chỗ học? Phụ huynh chúng tôi kêu cứu lên Tòa án Cấp cao cho tiếp tục thi hành bán án phúc thẩm, thực hiện pháp luật nghiêm minh, không để kéo dài để hàng nghìn con em chúng tôi nhanh chóng có chỗ học tập, đảm bảo quyền lợi và để gần 3.000 học sinh cả 2 trường được ổn định”.  

"Chúng tôi đề nghị Nhà trường và các cơ quan Nhà nước liên quan như Tòa án, Viện Kiểm sát nhanh chóng hành động, đảm bảo quyền lợi học tập chính đáng của học sinh tại lô TH1 theo quy định của pháp luật”, đơn của các phụ huynh viết.

{keywords}
Tòa nghiêm cấm tất cả mọi hành vi đe dọa cản trở và làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục.

Trao đổi về vụ việc này, luật sư Đỗ Anh Thắng - Giám đốc Công ty Luật TNHH Asem Việt Nam cho rằng, các hành vi đổ đất, chặn gạch, cắt điện... không chỉ ngăn cản hoạt động giáo dục thường xuyên của Trường Pascal mà còn xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của hàng nghìn học sinh.

"Đây không chỉ là sự vi phạm pháp luật hình sự mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng trầm trọng về đạo đức", luật sư Thắng nhấn mạnh.

Phương Dung

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !