Hàn Quốc có thể ngừng nhận lao động Việt Nam

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết: Hàn Quốc đang xem xét việc liệu có nên tiếp tục tiếp nhận lao động VN bởi người bỏ trốn quá nhiều.

Hàn Quốc có thể ngừng nhận lao động Việt Nam

Bỏ trốn và nhảy việc

Hai vấn đề bất ổn khi Hàn Quốc tiếp nhận lao động Việt Nam là lao động thường xuyên nhảy việc và bỏ trốn khi sắp hết hạn hợp đồng.

Sự việc lên đến đỉnh điểm khi mới đây, 22 lao động Việt Nam đã bỏ trốn ngay khi đặt chân đến sân bay, làm thủ tục nhập cảnh tại Hàn Quốc gây bức xúc cho các doanh nghiệp tuyển dụng và cả các cơ quan chức năng của Hàn Quốc.

Hàn Quốc có thể ngừng nhận lao động Việt Nam

Ngoài việc bỏ trốn, lao động Việt Nam còn hay nhảy việc (Ảnh: Người lao động)


Đa phần số lao động này đều cư trú tại 3 huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến phía Hàn Quốc quyết định hoãn cuộc thi kiểm tra tiếng Hàn vào ngày 7/8.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thanh Hòa cũng vừa phải ký văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc làm việc theo Chương trình hợp tác lao động với Hàn Quốc (EPS) tại 3 huyện: Nghi Xuân, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Lý do dừng tuyển bởi đây là những huyện có số lao động bỏ trốn cao tại thị trường Hàn Quốc.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết: Việc phía Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người lao động tại địa phương nói trên mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục nghìn lao động của các địa phương khác trong cả nước.

Theo thống kê của của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, trong tổng số 60.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại Hàn Quốc, có tới 8.150 người đang cư trú bất hợp pháp (chiếm khoảng 14,8%), đứng đầu về số lượng so với các quốc gia phái cử (Trung Quốc 5.100 người, Philippin có 4.958 người, Indonesia là 3.728 người, Mông Cổ 3.515 người, Thái Lan 3.216 người).

Ngoài ra, tỷ lệ lao động yêu cầu đòi chuyển đổi chỗ làm việc của lao động Việt Nam cũng ở mức cao (chiếm 32%), nghiêm trọng hơn là tình trạng người lao động bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc cũng đang tăng lên đáng kể, đã ảnh hưởng xấu đến việc phát triển thị trường lao động Hàn Quốc.

Trước tình trạng Hàn Quốc có nguy cơ tạm ngừng tuyển lao động Việt Nam, Bộ LĐTB&XH cũng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân, nếu không khắc phục được tình trạng lao động bỏ trốn, cơ hội việc làm của người lao động ở Hàn Quốc sẽ ngày càng thu hẹp dần, thậm chí phía bạn có thể áp dụng biện pháp dừng thực hiện Thỏa thuận đã ký kết với ta.

Bộ LĐTBXH cũng đã cử đoàn công tác sang Hàn Quốc để làm việc với Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc, Cơ quan cảnh sát quốc gia… để nắm tình hình và trao đổi các biện pháp phối hợp, đồng thời hoàn thiện “Đề án ngăn ngừa tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc”.

Bộ LĐTBXH cũng cho biết, sẽ thực hiện thay đổi cách thức tuyển chọn lao động; nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hành chính như hạn chế số lượng lao động đăng ký kỳ kiểm tra tiếng Hàn đối với những địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp cao.

Dừng tuyển lao động sang Hàn Quốc chỉ là tạm thời

Trước tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc, ông Jung Jin Young, Giám đốc Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: Hàn Quốc đang yêu cầu Việt Nam đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn lao động bỏ trốn nên việc ngừng không cho phép chỉ là biện pháp nhất thời.

Tuy nhiên, để có các biện pháp lâu dài, Việt Nam phải tiếp tục tuyên truyền rộng rãi hơn nữa quy trình của chương trình EPS để người dân nắm rõ.

Ông Jung Jin Yuong cũng cho rằng: Người lao động cũng không nên quá thất vọng về việc không được thi tiếng Hàn mà hãy nghĩ học tiếng Hàn tốt rồi thì có thể nộp hồ sơ xin việc ở những doanh nghiệp của Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam.

Ông Jung Jin Yuong cũng nói thêm, Chính phủ Hàn Quốc đề cao những biện pháp và đề án phía Việt Nam đưa ra nhằm hạn chế tình trạng lao động bỏ trốn. Do vậy, vấn đề dừng kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn ở Việt Nam cũng chỉ là tạm thời. Vì hiện ở Hàn Quốc, vấn đề lao động cư trú bất hợp pháp không phải chỉ có lao động của chương trình EPS mà người bỏ trốn còn ở các chương trình khác như sang du học, du lịch, làm kỹ sư cũng bỏ trốn...

Đây là vấn nạn chung đang xảy ra tại Hàn Quốc chứ không phải chỉ do lao động Việt Nam.

“Việt Nam là nước có số lượng nhiều nhất cho nên Hàn Quốc đưa ra biện pháp ngừng thi kỳ thi tiếng Hàn cũng chỉ là một biện pháp để cảnh cáo các nước khác. Với suy nghĩ đây là biện pháp tạm thời nên Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc vẫn có ý định đầu tư tiếp vào Việt Nam để thi tiếng Hàn”, ông Jung Jin Yuong khẳng định.

Theo Vietnamnet

Theo Vietnamnet

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !