Hai lần thoát chết nhờ tiếng đờn

Hỏi đến tên ông, bất kể người dân nào, từ già đến trẻ ở khư vực miền Tây, cái nôi của đờn ca tài tử, cũng đáp không do dự: “Biết chớ”. ...

Bởi ông là một nghệ nhân, cây từ điển sống của môn nghệ thuật độc đáo này. Ông là nghệ nhân Tăng Phát Vinh (Ba Vinh), năm nay vừa tròn 90 tuổi, ở ấp Cây Trâm, xã Định Bình, TP.Cà Mau...

Hai lần thoát chết

Tôi tình cờ và may mắn biết đến nghệ nhân Tăng Phát Vinh trong chuyến công tác dài ngày về Cà Mau. Đó là một buổi chiều chạng vạng, trong lúc chúng tôi đang ngồi ăn tối ở một quán cóc ven TP Cà Mau thì bất ngờ nghe tiếng đờn réo rắt vang lên ở bàn ăn gần đó.

Hai lần thoát chết nhờ tiếng đờn - ảnh 1

Nghệ nhân Tăng Phát Vinh với ngón đờn kìm điêu luyện...

Khi tiếng đờn vừa cất lên, tất cả mọi người vội ngừng ăn, hướng mắt về phía ấy. Mặc dù không biết tên bản nhạc là gì, nhưng những âm điệu du dương, thánh thót như đang chạy rần rần trong huyết quản. Khi bản nhạc vừa dứt, tôi vội đứng lên, lại làm quen và biết bản nhạc vừa nghe có tên “Phụng hoàng”.

Còn người gẩy đờn là một trong những danh cầm đất Cà Mau, học trò của nghệ nhân nổi tiếng Tăng Phát Vinh.

Tiếng đờn réo rắt ấy đã thôi thúc tôi tìm gặp người nghệ nhân nổi tiếng vùng sông nước Cửu Long này. Ngôi nhà của nghệ nhân Ba Vinh từ lâu đã trở thành địa chỉ đỏ của nhiều thế hệ yêu tài tử.

Hơn 70 năm học - chơi và truyền lửa cho nhiều thế hệ đờn ca tài tử Nam bộ, 90 tuổi, nghệ nhân Ba Vinh là một “kho báu sống” của bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Lúc chúng tôi đến, nghệ nhân Ba Vinh vẫn đang mải mê ngồi, đôi mắt lim dim, đôi bàn tay tuy đã nhăn nheo bởi thời gian, nhưng còn khá nhanh nhẹn, nắn nót ngón đờn kìm. Ông đang “cầm tay chỉ việc”, dạy ngón cho một cô học trò nhỏ. Bàn tay như múa trên phím đờn, những âm thanh réo rắt, một lần nữa, lại làm tôi xao xuyến. Ông bảo, đó là điệu “Văn thiên tường”.

Nghệ nhân Ba Vinh sinh ra trong một gia đình tá điền, cơm không đủ no, cha mẹ ông cố gắng cho con đi học nhưng không lo nổi tờ giấy khai sinh, nên ông đành ngậm ngùi rời ghế nhà trường. Sợ con sống khổ, cha ông quyết định mời thầy về nhà dạy đờn may ra có được cái nghề nuôi sống bản thân. Năm đó, Ba Vinh mới 14 tuổi. Nhờ sáng dạ và có năng khiếu, không bao lâu ông đã trở thành tài tử có tiếng tăm.

Năm 1946, ông tham gia cách mạng. Trên mỗi chặng đường kháng chiến, ông đem lời ca tiếng hát phục vụ đồng bào, cán bộ, chiến sĩ khắp nơi. Sau một lần bị thương nặng, ông được rút về Tỉnh đội Bạc Liêu (cũ). Năm 1948, ông được giao nhiệm vụ thành lập đoàn văn công Bạc Liêu, làm đạo diễn đoàn ca vũ nhạc kịch tỉnh Bạc Liêu đầu tiên. Sau khi đoàn giải thể, ông trở về An Xuyên, tiếp tục hoạt động đến ngày giải phóng. Dù trong giai đoạn nào, tiếng đờn của ông vẫn là món ăn tinh thần vô cùng quan trọng đối với quân và dân ta trong cả 2 cuộc kháng chiến.

Nghệ nhân Ba Vinh kể, trong gần 80 năm làm nghệ thuật, có biết bao kỷ niệm vui, buồn, nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là kỷ niệm thoát chết nhờ tiếng đờn.

“Khoảng năm 1960, tôi được phân công làm Trưởng đoàn Văn công hỏa tuyến hoạt động ở huyện Châu Thành (Cà Mau). Quãng thời gian này, 2 lần tôi bị địch bắt rồi lại thả, trong một lần bị chúng bắt giam ở Khám Lớn Cà Mau, khoảng 7-8 giờ tối, ông bị chúng giải lên xe đưa đi, lúc đó mọi người ai cũng nghĩ địch đem đi thủ tiêu. Nhưng khi vừa đến ty cảnh sát ngụy, thấy trên bàn để sẵn mấy cây đờn, tôi thở phào vì chắc ăn, mình thoát chết. Hóa ra, Trưởng ty cảnh sát ngụy lúc đó vốn thích đờn ca tài tử, không biết hắn nắm tin tức từ đâu mà biết mình đang giam một thầy đờn và cho lính đến tận buồng giam đưa đến. Sau lần đó, cứ cách vài ngày ông lại được giải lên ty đờn ca một lần. Qua mấy lần xét hỏi, cuối cùng chúng thả. Một lần khác, khi Tiểu đoàn 19 ngụy dùng đầm già ruồng bố, tôi và mấy đồng đội lại bị bắt. 4 người bị chúng bắn ngay tại chỗ, đến lượt tôi, tên lính vừa giơ súng lên thì một tên khác chạy lại đỡ họng súng và bảo “đừng bắn nó, nó đờn hay lắm…”. Thêm một lần tôi thoát chết nhờ ngón đờn”....

Hai lần thoát chết nhờ tiếng đờn - ảnh 2

Nghệ nhân Ba Vinh với cô học trò nhỏ tên Thanh Trúc...

Kho báu sống

Trở về cuộc sống đời thường, ông luôn trăn trở vì bộ môn nghệ thuật này chưa tập hợp được để lưu giữ một cách bài bản và đầy đủ những điệu thức, ngón đờn truyền cho thế hệ sau. Gia đình ông có tới 11 người con, dù phải tất bật để lo kinh tế nhưng không lúc nào ông xao lãng với đờn ca....

Các lớp học được thầy Ba Vinh truyền dạy cứ nối tiếp nhau, tiếng lành đồn xa, người ngoài tỉnh cũng tìm đến học. Ngoài con cháu trong nhà hầu như ai cũng kế thừa được một phần tài năng của ông ra, hàng trăm học trò đã được ông đào tạo, trong đó, có rất nhiều người đã có danh, có phận từ tiếng đờn. Ông dạy học trò không lấy tiền, thỉnh thoảng thấy có người khó khăn, ông còn xin tiền vợ để cho. Ông tâm sự: “Đờn ca tài tử là tình yêu. Mà đã yêu thì không vụ lợi”. Chính vì thế, học trò của ông không gọi ông là “thầy”, mà gọi là “ba”.

Không chỉ đam mê, ông Ba Vinh còn có một công trình biên soạn hơn 400 trang sách khá công phu về đờn ca tài tử. Đó là những tài liệu ông sưu tầm mấy chục năm, gồm 20 bản tổ, 7 bản oán biến thể, 8 bản ngự và các bản ông sưu tầm từ các tiền bối, nghệ nhân, bạn bè và nhiều bản do chính ông sáng tác, sắp xếp, bố cục lại. Quyển sách luôn được ông gìn giữ như báu vật.

“Bản chất của đờn ca tài tử là tính gắn kết cộng đồng. Đó là những người chơi luôn tôn trọng, quý mến, học hỏi nhau không chỉ ở tài năng nghệ thuật mà cả trong văn hóa ứng xử, đạo đức, góp phần gắn kết cộng đồng, xã hội hướng tới cái đẹp, cái thiện. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến, bình dân, phản ánh tâm tư, tình cảm của người dân miệt vườn, sông nước với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và can trường. Tính cộng đồng của đờn ca tài tử thể hiện ở cách truyền dạy bằng hai hình thức là truyền ngón, truyền khẩu trực tiếp kỹ thuật đờn, ca của thầy cho học trò tại nhóm, câu lạc bộ hoặc tại nhà thầy; đặc biệt rất phổ biến là hình thức truyền dạy trong gia đình, dòng họ; thứ hai là truyền ngón, truyền khẩu kết hợp với giáo án, bài giảng. Tính gắn kết cộng đồng thể hiện đậm nét ở chỗ, người học ca học những bài truyền thống trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn nhá, luyến láy tinh tế theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc cho phù hợp với bạn diễn và thẩm mỹ cộng đồng. Người đờn dạo nhạc mở đầu (rao), người ca mở đầu bằng lối nói để tạo không khí, gợi cảm hứng cho bạn diễn và người thưởng thức. Họ dùng tiếng đờn và lời ca để “đối đáp”, “phụ họa” tạo sự sinh động và hấp dẫn của dàn tấu”, nghệ nhân Ba Vinh nói....

Theo Phúc Lập (Báo Nông Nghiệp VN)

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !