Hai chân thiếu nữ 16 tuổi cháy đen, bác sĩ chỉ cách sơ cứu bỏng cực kỳ dễ làm mà hiệu quả

Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ 16 tuổi nhập viện trong tình trạng bỏng vùng đùi cẳng chân phải, trái sau bị bỏng đã được người nhà tự ý bôi thuốc nam.

Qua thăm khám các bác sỹ nhận định người bệnh bị bỏng độ 2-3, diện tích khoảng 20% và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Người nhà người bệnh cũng thừa nhận không rõ loại thuốc và có tác dụng như thế nào chỉ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian.

{keywords}
Thiếu nữ 16 tuổi với hai cẳng chân đen xì sau khi tự chữa bỏng theo kinh nghiệm dân gian 

Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị biến chứng do người bệnh tự ý đắp thuốc nam chữa bỏng.

Tạị Bệnh viện đa khoa Phú Thọ, mỗi năm khoa chấn thương tiếp nhận 100-150 bệnh nhân bị bỏng sâu nhập viện điều trị. Trong đó, không ít bệnh nhân tự điều trị bỏng tại nhà khi dùng thuốc lá, thuốc nam đắp lên vùng tổn thương bỏng.

Việc làm này khiến xu hướng nhiễm trùng, tăng độ sâu bỏng gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị như: kéo dài thời gian điều trị, tốn kém chi phí, khó phục hồi thậm chí để lại di chứng nặng nề…

Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em, có xu hướng ngày càng gia tăng nhất là vào dịp hè thời tiết oi bức, trẻ được nghỉ hè.

Bỏng không những gây ảnh hưởng tổn hại tới sức khỏe trước mắt mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ở trẻ em.

Ths.Bs Đặng Thị Thanh Bình - Phó trưởng Khoa Chấn thương II, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ cho biết, có 4 nguyên nhân gây nên tình trạng bỏng. Đó là bỏng nhiệt; bỏng điện, bỏng hoá chất, bỏng bức xạ.

Thường gặp  nhất là bỏng nhiệt (ướt, khô) gồm: bỏng nước sôi, canh, hơi nước nóng bàn là; bỏng lửa, bỏng bếp ga…

Bị bỏng cần được xử lý như thế nào để hạn chế thấp nhất các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương do bỏng?

Đối với tổn thương bỏng nếu bệnh nhân được xử  lý sơ cứu đúng cách ngay từ đầu thì hạn chế nhiều hậu quả. “Đến với chúng tôi, nhiều bệnh nhân – là những em bé ở vùng cao được người lớn đưa đến trong tình trạng sơ cứu không đúng, bệnh nhân được đắp thuốc nam, được đắp các loại chất không rõ nguồn gốc . Do đó, bệnh nhân đến trong tình trạng nguy kịch, rất đáng tiếc’, BS  Thanh Bình cho hay.

Vì thế, vị bác sĩ này cho biết việc sơ cứu bỏng vô cùng quan trọng cho việc chẩn đoán và điều trị. Theo đó, với mỗi tác nhân gây bệnh có phương án sơ cứu khác nhau tuy nhiên gộp chung vào có 5 bước.

Cụ thể:

Bước 1:  Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể.  Đối với bỏng nước, bỏng lửa phải loại bỏ tác nhân đó, đưa bệnh nhân ra khỏi hiện trường. Sau đó, cởi bỏ quần áo ở những vùng tổn thương (nước nóng, cháy) ra khỏi cơ thể  nhằm bộc lộ được tổn thương bỏng.

Bước 2: Ngâm rửa tổn thương bỏng dưới vòi nước sạch– trong 30 phút đầu sau khi bỏng. Chỉ cần sử dụng nước sạch: nước giếng khoan, nước máy, nước đun sôi để nguội tránh sử dụng nước nóng hoặc lạnh.

Bước 3: Sau khi ngâm xong, bệnh nhân cần được che phủ tạm thời các vết thương bỏng bằng gạc y tế nếu có hoặc sử dụng khăn mặt sạch, khăn xô sạch để che phủ hoặc băng ép nhẹ để trong quá trình vận chuyển tránh tình trạng nhiễm trùng lên các vết thương bỏng.

Bước 4: Bồi phụ nước và điện giải trong quá trình vận chuyển cho bệnh nhân uống nước orezol nếu có, không có nước này thì có thể cho uống cháo loãng với trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho con bú.

Bước 5: Nên chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá và tiên lượng về bỏng.

Mặc dù hiện nay có rất nhiều tiến bộ trong điều trị tổn thương bỏng nhưng BS Thanh Bình cũng nhấn mạnh không thể hạnc hế các di chứng của bỏng. Di chứng để lại trên cơ thể nạn nhân bỏng rất nhiều về thẩm mỹ và chức năng.

“Có trường hợp dẫn tàn phế suốt đời. Di chứng thường gặp là để lại những sẹo bỏng trên da, ở trẻ em thường gặp những sẹo dính rất nhiều… Do đó, sau khi điều trị bỏng bệnh nhi thường phải quay lại rất nhiều để các bác sĩ điều trị di chứng.

Ngoài những di chứng về sẹo trên da, đối với tổn thương bỏng điện bệnh nhân  phải cắt cụt để lại các mỏm cụt khiến bệnh nhân chịu tàn phế suốt đời hoặc những tổn thương ở những bộ phận ở tai mắt sẽ ảnh hưởng chức năng, thẩm mỹ.

Một di chứng nặng nề khác đối với tổn thương sẹo bỏng không xuất hiện ngay mà xuất hiện sau nhiều năm- ung thư hoá trên nền sẹo bỏng. Những trường hợp này đến với chúng tôi thường sau bỏng 20- 30 năm với những vết loét ung thư trên nền sẹo bỏng. Trường hợp này buộc chúng tôi phải tiến hành cắt bỏ điều trị và sử dụng các phương pháp hoá trị liệu cho bệnh nhân”, BS Thanh Bình cảnh báo.

Nhằm hạn chế  thấp nhất di chứng do bỏng, BS Thanh Bình khuyến cáo “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mọi người dân cần chủ động trong công việc, sinh hoạt, lao động hàng ngày. Trong lao động đảm bảo các biện pháp an toàn lao động; còn trong sinh hoạt đối với các gia đình có trẻ nhỏ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn, với những vật dụng là tác nhân gây bỏng cần phải được để xa tầm với của trẻ tránh tai nạn đáng tiếc.

Đặc biệt, trong trường hợp không may bị bỏng, người dân tuyệt đối không đắp, bôi bất kỳ thứ gì lên vết bỏng theo kinh nghiệm dân gian.

N. Huyền 

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !