Hà Tĩnh: Dân rầm rộ tự "chuyển đổi" đất 2 lúa

Ở xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), đất nông nghiệp 2 vụ lúa/năm (đất 2 lúa) đã bị người dân nơi đây tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng. Sự việc diễn ra trong thời gian dài nhưng chính quyền địa phương không biết?

Diện tích đất nông nghiệp 2 vụ lúa đã được gia đình ông Lê Văn Thắng chuyển đổi khi chưa được sự cho phép của chính quyền địa phương.

Tự ý san lấp hàng nghìn m2 ruộng

Trong mấy tháng gần đây, rất nhiều diện tích đất nông nghiệp sản xuất 2 vụ lúa/năm tại thôn 8, xã Phúc Trạch đã bị một số người dân rầm rộ chuyển đổi sang sử dụng với mục đích khác. Điển hình trong số đó có hộ ông Lê Văn Thắng.

Để “qua mặt” chính quyền địa phương, chỉ qua mấy đêm, ông Thắng đã huy động hàng trăm lượt xe tải chở hàng nghìn khối đất từ đồi núi về lấp hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sản xuất 2 vụ lúa/năm của mình.

Ông Nguyễn Văn N (ở thôn 8 xã Phúc Trạch) bức xúc: “Việc gia đình ông Thắng cho lấp đất trồng lúa không những hủy hoại diện tích đất nông nghiệp của chính ông mà còn gây ra nhiều hậu quả cho những hộ dân có ruộng liền kề. Từ đất ruộng lúa dưới thấp, ông Thắng đã chở đất về đổ cao lên cả mét, khi mưa xuống, đất đá từ ruộng ông Thắng tràn lấp sang diện tích lúa của nhiều hộ xung quanh. Ngoài ra, việc ông Thắng tự ý đổ đất đã làm mất đi ranh giới diện tích đất giữa thửa ruộng của ông với các thửa ruộng của những hộ khác”.

Việc làm của hộ ông Thắng cùng một số hộ khác đã bị người dân địa phương phản ánh đến chính quyền địa phương nhưng sự việc không được giải quyết triệt để.

Ông Thái Văn Duyệt, trưởng thôn 8 xác nhận: “Diện tích đất ruộng được gia đình ông Thắng san lấp đúng là diện tích đất trồng lúa 2 vụ/năm có hiệu quả. Việc gia đình ông Thắng tự ý san lấp ruộng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để làm gì thì xóm vẫn chưa biết được. Việc làm của hộ ông Thắng cũng đã được Hội đồng nhân dân xã phản ánh tại cuộc họp vào ngày 28/7/2017”.

Vật liệu xây dựng đã được tập kết sau khi gia đình ông Thắng đã tự ý “chuyển đổi” xong.

Là người trực tiếp phụ trách về nông nghiệp và quản lý về địa chính, ông Phạm Văn Tính - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết: “Việc ông Thắng tự ý san lấp đất nông nghiệp là trái quy định. Tại xã Phúc Trạch, không chỉ riêng hộ ông Thắng mà còn một số hộ dân khác nữa”.

Theo ông Tính giải thích là do ở Phúc Trạch có giống Bưởi nổi tiếng nên các hộ dân  muốn chuyển đổi đất ruộng sang đất trồng bưởi.

Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê "chưa nắm được sự việc"

Mặc dù tình trạng tự  ý “biến” đất trồng lúa sang đất sử dụng với mục đích khác xảy ra khá rầm rộ tại xã Phúc Trạch nhưng cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết đơn vị là chưa nắm bắt được vấn đề này.

Trên địa bàn xã Phúc Trạch, việc tự ý lấn chiếm, chuyển đổi đất sai quy định đã lên tới hàng chục hộ, trong đó có nhiều hộ là cán bộ chủ chốt của xã.

Theo ông Nguyễn Quốc Thảo - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy Hương Khê, Phúc Trạch là xã tồn tại nhiều việc tranh chấp, kiện cáo về đất đai chưa xử lý dứt điểm.  Trước đây có dự án đầu tư trồng bưởi nên có trên 200 hộ dân đã làm nhà trên đất dự án đó. Liên quan đến dự án, người dân cũng đơn thư tố cáo Bí thư Đảng ủy xã chiếm dụng đất của Hội Phụ lão và làm nhà trên đất nông nghiệp 2 vụ lúa.

Đất người dân tố ông Phạm Quang Ngọ - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Phúc Trạch chiếm dụng đất của Hội phụ lão xóm 7.

“Liên quan đến vấn đề này, HĐND huyện cũng đã kiến nghị với UBND về việc thành lập đoàn để kiểm tra, xác minh đất nông nghiệp ở xã Phúc Trạch” - ông Thảo cho biết.

Người dân xã Phúc Trạch rất bức xúc khi chính quyền làm ngơ cho hàng chục hộ dân tự ý chuyển đổi đất, rồi sau đó từng bước “hợp lý hóa” theo kiểu việc đã rồi.

“Không có vụ sai phạm đất đai nào được làm rõ, xử lý gọn gàng, mà chỉ biết rồi lập biên bản là xong. Nhà này thấy nhà kia làm được nên cũng làm theo, thành ra đất trồng lúa ở trong xã đang bị lấp nhiều mà xã thì không “tuýt còi” xử lý” - bà Thái Thị Bé phản ánh.

Theo Điều 134 Luật đất đai 2013, Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Việc xử phạt đối với hành vi trên của cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định xử phạt đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000  đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5ha đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng.

Thanh Hà-Hà Vũ

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !