Những ngày này với các cô cậu lớp 12 sắp ra trường là những ngày tháng không thể nào quên của thời học sinh.
Vào thời gian này, rất nhiều trường đã tổ chức bế giảng cho các học sinh cuối cấp. Thời học sinh với những kỷ niệm đẹp qua đi cùng với bao cánh cửa mới rộng mở trước mặt, mỗi người đều cất giữ cho mình những hình ảnh đẹp về mái trường, bè bạn. Mỗi lớp, mỗi trường đều có cách thể hiện riêng tình cảm với mái trường và thầy cô sắp chia tay trong ngày bế giảng.
Vào thời gian này, rất nhiều trường đã tổ chức bế giảng cho các học sinh cuối cấp.
Ngày 9/7, trường THPT Việt Đức đã có lễ bế giảng nhiều cảm xúc. Các em học sinh có mặt tại trường từ sớm trong sắc áo trắng tuổi học trò tinh khôi. Sau hồi trống bế giảng năm học 2019 - 2020 của trường THPT Việt Đức, nhiều nữ sinh đã không kìm nén được cảm xúc trong giờ phút chia tay.
Ngày 9/7, trường THPT Việt Đức đã có lễ bế giảng nhiều cảm xúc.
Chưa bao giờ những giây phút chia ly lại xúc động như lúc này, học sinh khối 12 toàn quốc đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời học sinh. Thời gian thấm thoắt thoi đưa chẳng chờ chẳng đợi một ai. Ba năm cấp 3 tưởng dài đằng đẵng chính thức khép lại sau khi tiếng trống bế giảng kết thúc.
Những giọt nước mắt đã rơi trong ngày bế giảng.
Bạn Nguyễn Trí Lâm, học sinh lớp 12D7 lặng lẽ viết những dòng lưu bút dành cho những người bạn đã cùng gắn bó với nhau trong 3 năm học vừa qua: "Giờ ngồi cùng các bạn, em lại nghẹn lòng, không thể viết được.
Hôm nay em rất buồn, những ngày tới đây mỗi đứa sẽ đi một nơi, một phương trời, không còn được gần nhau trêu đùa nữa. Nhưng thôi dù sao, con người ai rồi cũng sẽ phải trưởng thành, cũng phải mạnh mẽ, em chúc các bạn sẽ thi đỗ đại học, thực hiện được ước mơ của mình". Lâm tâm sự.
Bạn Nguyễn Trí Lâm, học sinh lớp 12D7 lặng lẽ viết những dòng lưu bút dành cho những người bạn.
Ở một góc của sân trường, học sinh 12D5 khóc ngẹn ôm chặt mẹ Hạnh (cái tên thân quen gần gũi mà các em học sinh lớp này gọi cô giáo Nguyễn Mai Hạnh), cô Hạnh xúc động chia sẻ: "Đây là một lễ tổng kết đặc biệt với tôi, đây là lần cuối cùng tôi dự lễ tổng kết chính thức trong sự nghiệp giảng dạy. Sau hôm nay tôi sẽ phải chia tay các con thân yêu của mình sau 3 năm liền gắn bó nên hiện tại cảm xúc của tôi thực sự khó thể tả được thành lời. Có vui có buồn, buồn vì những ngày sau không được gặp những học trò tinh nghịch, nhưng vui vì nhìn các con đã trưởng thành, chuẩn bị bắt đầu vào cuộc hành trình mới”.
Học sinh 12D5, trường THPT Việt Đức chụp cùng nhau bức ảnh kỷ niệm.
"Nhớ lại những ngày đầu, khi còn là những cô bé cậu bé non nớt, bỡ ngỡ bước vào mái trường cấp 3, mà thời gian trôi nhanh quá, đến hôm nay đã là ngày cuối rồi, mẹ Hạnh chúc các con thi đỗ đại học và phải thành công trong cuộc sống, mẹ tin rằng chắc chắn các con sẽ làm được”, cô Hạnh nghẹn ngào tâm sự.
Cô giáo Nguyễn Mai Hạnh nghẹn ngào tâm sự cùng các em học sinh.
Cùng nhau chụp những bức ảnh lưu niệm trong ngày bế giảng năm học.
Nữ học sinh bật khóc trong buổi chia tay mái trường.
Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.
Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.
Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.
"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.
Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.
Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.