Hà Nội nắng cực đỉnh, bác sĩ cấp cứu BV Bạch Mai chỉ cách chống sốc nhiệt

Khi nhiệt độ tăng lên trên 40 độ C kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến não, tim, phổi, thận, đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật...

{keywords}
Hà Nội nắng 40 độ C, Phụ trách TT Cấp cứu A9 BV Bạch Mai chỉ cách phòng sốc nhiệt (ảnh minh hoạ)

Miền Bắc đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt và rất dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, say nắng. PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác, đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể đạt mức 40°C hoặc cao hơn.

Theo PGS Nguyễn Văn Chi, cơ thể chúng ta có cơ chế điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức cân bằng, quanh 37 độ C. Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào cho nên nguy cơ tăng thân nhiệt do ở lâu trong môi trường nắng nóng là rất cao.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể chúng ta sẽ thực hiện các cơ chế để điều tiết giữ thân nhiệt như thở nhanh, giãn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá trình sinh nhiệt trong cơ thể,...

“Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế đó sẽ không còn hiệu quả, khi nhiệt độ tăng lên trên 41 độ C kéo dài, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận và đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật”, PGS.  Nguyễn Văn Chi nhấn mạnh.

Các đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với sốc nhiệt là những người phải làm việc trong điều kiện môi trường nắng nóng như người nông dân làm việc trên cánh đồng, người công nhân làm việc trên lò cao, các vận động viên thi đấu, luyện tập dưới điều kiện nắng nóng…

Nguy cơ sốc nhiệt của nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ

Nguy cơ sốc nhiệt của nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ

Những ngày qua khu vực Bắc Bộ nắng nóng, nhân viên y tế trên cả nước đang thực hiện công tác chống dịch Covid-19 ngoài áp lực công việc thì nỗi ám ảnh nhất với họ là mặc trên người những bộ quần áo phòng hộ.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, PGS.  Nguyễn Văn Chi cảnh báo, nhiều nhân viên y tế vừa phải chiến đấu với dịch Covid-19 trong điều kiên nắng nóng, vừa phải mặc những bộ quần áo chống dịch lại không được bật điều hòa khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, là nguyên nhân gây ra say nắng, sốc nhiệt.

“Sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Thanh thiếu niên khỏe mạnh có tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt.

Thông thường, những người trẻ, khỏe không nhận thấy được các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt cũng như không mấy chú tâm đến chúng, hoặc họ có thể cảm thấy ngại khi than phiền về việc cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập thể thao”, PGS. TS Nguyễn Văn Chi bày tỏ.

Dấu hiệu đầu tiên là vã mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ tăng dần, tăng dần đến khi cơ thể không giải phóng được khiến bệnh nhân kiệt sức và ngất xỉu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác của sốc nhiệt, bao gồm: Đau đầu; Chóng mặt và choáng váng; Da đỏ, nóng và khô; Yếu cơ hoặc chuột rút; Buồn nôn và ói mửa; Nhịp tim nhanh; Thở nhanh, thở nông. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng, thậm chí co giật, mất ý thức, hôn mê…

Các bác sĩ cảnh báo, nếu không xử lý kịp thời thì sốc nhiệt có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc với sức khỏe. Do đó, trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường. Nếu phải ở lâu ở ngoài trời, thì cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất.

“Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.

Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng. Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 - 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng”, PGS. Nguyễn Văn Chi lưu ý.

Đáng lưu ý các bác sĩ Khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương cho biết vẫn rất nhiều người chưa biết cách chọn áo chống nắng sao cho phù hợp.

Theo đó, nhiều người chọn áo chống nắng coton dài tay cho thoáng nhưng ít ai biết khả năng chống nắng của vải thấp. Theo đó cần chọn áo chống nắng vải nilon hoặc polyester. Chất liệu nilon hoặc polyester sẽ chống nắng tốt hơn áo coton hoặc tơ tằm.

Thứ hai, chọn áo chống nắng có độ dầy, không nên chọn áo mỏng. Vải càng dày và nặng thì hấp thụ tia UV càng tốt. Sự hấp thu ở đây là tăng nhiệt ở áo, sự tăng nhiệt không đáng kể nhưng lại chống nắng tốt.

Về màu sắc, chọn áo chống nắng có màu tối sẽ hiệu quả chống nắng cao hơn áo sáng màu. Màu tối mới là màu sẽ giúp bạn tránh khỏi tia UV bởi những loại màu này thường sẽ hấp thụ tia UV và tránh tình trạng tia UV xuyên thẳng qua quần áo và ảnh hưởng trực tiếp đến da.

Thứ tư, các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo, nên mặc áo chống nắng thoáng, rộng. Áo chống nắng thoáng rộng sẽ giảm tác động ánh sáng, ánh nắng lên da. Nếu mặc áo bó vào người, thì không tạo ra được khoảng cách giữa tia nắng và làn da, dễ gây cháy nắng.

Cách sơ cứu khi gặp người bị sốc nhiệt

Khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân. Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân, nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ có thể khám, đánh giá toàn trạng bệnh nhân, hạ sốt, truyền dịch..

 N. Huyền 

Cảnh báo chiêu lừa đảo 'xác nhận hiến tạng được nhận tiền'

Đối tượng mạo danh Bệnh viện Nội tiết Trung ương liên hệ người nhà tới xác nhận hiến tạng để được nhận hơn 14 triệu đồng.

Uống rượu thuốc chữa bệnh bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn, bác sĩ lý giải

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, việc uống một lượng nhỏ rượu thuốc chữa bệnh cũng sẽ làm gia tăng nồng độ cồn trong hơi thở dù ít.

Loại cây mọc bờ ruộng chứa chất cản trở tế bào ung thư phát triển

Cây xương khỉ mọc dại ở vùng đất ẩm ướt có nhiều tác dụng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống trà gừng mỗi ngày?

Trà gừng là loại đồ uống có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng nên sử dụng ở mức độ vừa phải.

Sập bẫy tình, 8X Yên Bái mất 200 triệu, phải nhập viện điều trị tâm thần

Ly thân chồng, chị Linh Lan bỗng dưng được một người đàn ông Việt sống ở Malaysia quan tâm. Sau 8 tháng bị dẫn dắt vào bẫy tình, chị mất hàng trăm triệu và phải nhập viện điều trị tâm thần.

Cà phê nóng hay đá tốt hơn?

Cà phê nóng có nhiều chất chống oxy hóa hơn còn cà phê đá có tác dụng tốt khi bạn muốn giảm cân.

Loại cá bán khắp các chợ, tốt với người trẻ, bổ cho người già

Cá lóc có thể nấu bánh canh, kho tộ, nướng trui nổi tiếng khắp các miền. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loại cá bình dân này còn là vị thuốc hiệu quả với người già, phụ nữ, trẻ em.

Mẹo ‘giảm nửa, nhân đôi’ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Giảm nửa lượng tinh bột đường, tăng gấp đôi lượng chất xơ có ích cho việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Nhóm người được tăng mức hưởng Bảo hiểm y tế từ ngày 3/12

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều về mã số ghi trên thẻ và mức hưởng Bảo hiểm y tế của một số nhóm đối tượng.

Thủ đoạn lừa đảo bằng clip chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chữa bệnh trên mạng

Cơ quan chức năng khẳng định các vi phạm trọng điểm, điển hình trong hoạt động quảng cáo y tế trên không gian mạng, nền tảng mạng xã hội như Facebook,TikTok... sẽ bị xử lý trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !