Hà Nội lại xuất hiện bệnh nguy hiểm: Não mô cầu

Trong khi Hà Nội đang đối diện với dịch sởi thì lại xuất hiện bệnh não mô cầu đã vắng bóng từ lâu. Đây là một bệnh lây qua đường hô hấp rất nhanh khiến nguy cơ nhiều người mắc thành ổ dịch rất lớn.
Hà Nội lại xuất hiện bệnh nguy hiểm: Não mô cầu - ảnh 1

Hình ảnh của bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viện các Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận cấp cứu 1 trường hợp Nguyễn Văn D. 21 tuổi trú tại Phú Xuyên, Hà Nội bị sốt cao, xuất hiện nhiều nốt hoại tử trên da. Trước đó bệnh nhân đã ăn tiết canh. Lo sợ người thân bị liên cầu lợn nên gia đình đã đưa bệnh nhân nhập viện.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp -Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện các Bệnh Nhiệt đới trung ương, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, trí giác lơ mơ, da xuất hiện các vết hoại tử. 

Theo như kinh nghiệm trong điều trị bệnh, các bác sĩ đánh giá ban đầu bệnh nhân không phải mắc liên cầu lợn mà có thể bị não mô cầu. Ngay lập tức các bác sĩ cho làm xét nghiệm đồng thời cách ly bệnh nhân ngay. Đến nay sau hai ngày điều trị bệnh nhân đã đỡ hơn.

Theo bác sĩ Cấp, bệnh não mô cầu cư trú tại vùng họng mũi của người và lây truyền theo nước bọt bay ra ngoài, thông qua đường hô hấp. Bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc gần gũi hay gián tiếp qua trung gian do dùng đồ dùng có dính chất mới được tiết ra từ đường hô hấp của người mang trùng. Y văn còn ghi nhận đã xảy ra trường hợp thầy thuốc bị lây bệnh do thổi miệng kề miệng trong khi hồi sinh cấp cứu người bệnh.

Não mô cầu có khả năng gây dịch lớn. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi hoặc thanh thiếu niên từ 14-20 tuổi và tỷ lệ bệnh thấp ở người trên 20 tuổi. Không có sự khác biệt rõ rệt về giới tính, tuy phái nam thường được ghi nhận mắc bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết nhiều hơn phái nữ. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu thể tối cấp thường thấy xảy ra trên người có thể tạng to khỏe.

Tại các vùng nhiệt đới, bệnh gia tăng khi có sự thay đổi thời tiết, khí hậu, thí dụ như vào lúc cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Dịch não mô cầu còn được nhận xét có nhiều nguy cơ bộc phát vào các thời gian con người tập trung đông đúc, thí dụ như mùa khai trường, đợt tuyển quân.

Bệnh hay xảy ra và lan rộng tại các tập thể đông đúc ở thành thị hơn là nông thôn. Thí dụ như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, đặc biệt là trại lính, nhất là ở những tập thể mới được thành lập, cá nhân sống chật chội, thiếu vệ sinh. 

Hàng năm, trên toàn thế giới có tổng cộng từ 300.000 – 500.000 trường hợp bệnh nhiễm não mô cầu. Tỷ suất bệnh mới mắc hàng năm là 1-2/100.000 dân cho những trường hợp riêng lẻ  và 5-10/100.000 dân cho những trường hợp bệnh gây dịch bộc phát và từ 10->1.000/100.000 dân khi xảy ra dịch và đại dịch.

Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chung là cần chú trọng ngăn ngừa sự lây lan theo đường hô hấp. Khi có người bệnh được xác định trong một gia đình, tập thể, cần xét nghiệm vi sinh tất cả các người còn lại. 

Cách ly người bị viêm họng mũi và điều trị tích cực cho đến khi xét nghiệm không thấy vi khuẩn. Chú ý sắp xếp chỗ ngủ cách nhau ít nhất 1,5m. Phân tán nhỏ những tập thể quá đông đúc. Thời gian theo dõi chặt chẽ cần thiết cho tập thể này là mười ngày.

Người được phát hiện bệnh cần được cách ly trong buồng riêng ở bệnh viện chuyên khoa nhiễm. Trị liệu cần đầy đủ thời gian và xét nghiệm sạch trùng mới cho xuất viện.
Khánh Ngọc

Mận khô California - món ăn nhẹ nhiều dưỡng chất, thơm ngon và tiện lợi

Mận khô California được lựa chọn như một thực phẩm cao cấp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bệnh viện FV dành gần 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI

Bệnh viện FV vừa công bố đầu tư hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Đang cập nhật dữ liệu !