Hà Nội "khổ lắm nói mãi” chuyện nhà siêu méo, dự án bỏ hoang

Dự án treo, nhà siêu mỏng, siêu méo, công trình sai phép, chậm tiến độ… tiếp tục là những nội dung đáng được quan tâm, nhắc đến tại kỳ họp thứ 5 HĐND TP Hà Nội sắp tới đây.

Hà Nội "khổ lắm nói mãi” chuyện nhà siêu méo, dự án bỏ hoang

Trải qua nhiều kỳ họp HĐND, những vấn đề về giao thông, xây dựng gây bức xúc trong dân đã liên tục được đưa ra bàn bạc, mổ xẻ và tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa làm thỏa mãn sự mong đợi của người dân. Một lần nữa cử tri thủ đô lại mong chờ vào những chuyển biến mang tính đột phá tại kỳ họp HĐND tới đây.

Những “con đường đau khổ”

Thủ đô Hà Nội đã và đang còn bao nhiêu con đường dở dang, đào lên rồi để đấy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh? Báo điện tử infonet, đã nhiều lần phản ánh tình trạng nhiều con đường xuống cấp, đầu tư xây dựng dở dang. Hạ tầng cơ sở đã có ít nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chừng đó cũng chẳng thấm tháp gì so với rất nhiều công trình gây bức xúc cho người dân đang tồn tại.

Hà Nội `khổ lắm nói mãi” chuyện nhà siêu méo, dự án bỏ hoang

Đường 32 đã nhiều lần lỗi hẹn. Ảnh internet

Hạ tầng yếu kém là nguyên nhân căn bản gây ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông. Vấn đề này lại đang trở thành nỗi nhức nhối trên địa bàn Thủ đô. Nếu không giải quyết vấn đề mấu chốt này, bài toán ùn tắc sẽ không thể giải quyết được.

“Con đường đau khổ” là cái tên mà người dân thủ đô gán cho quốc lộ 32 (đoạn Diễn – Nhổn). Nắng thì khói bụi mịt mù, mưa thì lầy lội như sông, thường xuyên xảy ra tắc đường, gây bức xúc trong dư luận. Con đường huyết mạch ở phía tây thủ đô này đã dăm lần bảy lượt sai hẹn.

Trước những điều mắt thấy tai nghe, tại các kỳ họp HĐND, rất nhiều đại biểu đã lên tiếng phản ánh những bất cập từ “con đường đau khổ”. Không ít lần lãnh đạo thành phố Hà Nội xuống hiện trường kiểm tra, giám sát, thúc ép tiến độ, nhưng công trình chậm vẫn hoàn chậm.

Trước kỳ họp thứ 5 HĐND sẽ diễn ra trong vài ngày tới, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thi công, sớm hoàn thành toàn bộ công trình trong tháng 9/2012. Ngoài vấn đề tiến độ, phía chủ đầu tư – Sở GTVT Hà Nội phải giám sát thi công, đảm bảo chất lượng công trình.

Nhà siêu mỏng, siêu méo

Những ngôi nhà mỏng méo nằm chềnh ềnh trên khắp các mặt phố, thiếu an toàn và mất mỹ quan đô thị. Sau mỗi kỳ họp HĐND, Thành phố Hà Nội đã nhiều lần hô hào “dẹp” toàn bộ những ngôi nhà mỏng, méo trên địa bàn thủ đô. Đà Nẵng làm được, cớ gì Hà Nội lại không? Nhưng rồi tất cả cũng chỉ như ném đá ao bèo, quyết tâm vẫn có, nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn tồn tại.

Hà Nội `khổ lắm nói mãi” chuyện nhà siêu méo, dự án bỏ hoang

Hà Nội sống chung với nhà siêu mỏng, siêu méo. Ảnh internet

Đà Nẵng đã không còn, nhưng thống kê ở Hà Nội hiện vẫn còn khoảng 400 ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong thời gian qua đã “nhổ” được hơn 200 ngôi nhà mỏng, méo.

Tuy nhiên theo tìm hiểu của phóng viên, những ngôi nhà “chỉ có đứng mà không nằm được” vẫn còn tồn tại ở các tuyến phố chính trên địa bàn thủ đô. Chỉ trên một đoạn đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) đã có hàng chục ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo đang tồn tại. Nhà nào "hoành tráng" thì rộng chừng 2m, trung bình chỉ 1m, thậm chí dưới diện tích này cũng có.

Các tuyến phố sầm uất khác như ở đường Trường Chinh, Láng, Cầu Giấy, Đội Cấn, Cửa Nam, Bà Triệu… cũng tồn tại nhiều ngôi nhà dị dạng kiểu này. Loại nhà này chủ yếu phục vụ cho các mục đích kinh doanh nhỏ lẻ của các tư thương. Những ngôi nhà dù có mỏng, méo đến đâu thì người dân và chính quyền địa phương cũng đều nhìn thấy cả. Đâu phải cây kim hay sợi chỉ mà giấu đi được. Ấy vậy mà chẳng hiểu sao nó vẫn còn tồn tại?!

Dự án treo

Từ khi Hà Nội mở rộng cũng là lúc các dự án, công trình thi nhau nở rộ. Hàng trăm khu đô thị mới và những dự án quy mô lớn cỡ nghìn tỷ được vẽ ra. Đường 32, đường Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Phong Sắc kéo dài… nhan nhản dự án mọc lên. Hà Nội rầm rộ xây dựng và được ví như một đại công trường.

Nhưng kể từ khi nghị định 71 ra đời, công trình đói vốn, dự án nằm phơi nắng phơi sương mặc cho cỏ mọc um tùm. Đất ruộng, đất canh tác của dân bị thu hồi. Người dân mất đất được di dời đến khu ở mới. Còn những đại công trình nghìn tỷ trở thành những dự án “treo”, gây lãng phí lớn.

Hà Nội `khổ lắm nói mãi” chuyện nhà siêu méo, dự án bỏ hoang

Dự án treo - một phần không thể thiếu ở thủ đô Hà Nội. Ảnh LD

Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội mới đây, vấn đề xử lý các dự án treo đã được đại biểu chất vấn, tái chất vấn lãnh đạo thành phố. Theo thống kê các dự án sử dụng đất, song không triển khai trong 12 tháng là 48 dự án chiếm 131 ha; dự án chậm triển khai trong 24 tháng có 39 dự án với 425 ha; dự án sử dụng đất sai mục đích là 26 dự án với 700 ha...

Thời điểm đó, Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh lý giải có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án: vướng GPMB, chờ quy hoạch phân khu, khó khăn về tài chính… Nhưng không phân biệt dự án nhỏ hay lớn, mà cứ vi phạm Luật đất đai là bị xử lý và biện pháp cao nhất là thu hồi.

Nều kinh tế còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bài toàn vốn cho lĩnh vực BĐS còn nhiều khó khăn. Dự án treo vẫn hoàn treo. Có lẽ vấn đề này cũng sẽ tiếp tục được đề cập đến tại kỳ họp HĐND tới đây.

Nguyễn Dũng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !