Hà nội: Khí thải giao thông là “thủ phạm” gây ô nhiễm

Nguyên nhân gây ô nghiễm không khí tại Hà Nội hiện nay chủ yếu do các phương tiện giao thông, chiếm tới 60%. Còn lại là do khí thải của hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp…

Hà nội: Khí thải giao thông là “thủ phạm” gây ô nhiễm

Thông tin trên được ông Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng phòng Kiểm soát không khí và Nhập khẩu phế liệu - Tổng Cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết tại buổi họp báo trước thềm Hội thảo “Cải thiện chất lượng không khí và Giao thông đô thị: Cơ hội trao đổi kinh nghiệm và triển vọng hợp tác” do Tổng Cục môi trường phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức chiều 19.3.

Hà nội: Khí thải giao thông là “thủ phạm” gây ô nhiễm

Khí thải từ các phương tiện giao thông là thủ phạm chính gây ra ô nhiễm không khí tại đô thị Hà Nội.

Ông Đức cho rằng, việc tổ chức Hội thảo nhằm tìm ra các biện pháp cải thiện không khí là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay: “Trong khi việc quản lý ô nhiễm nguồn nước, chất thải rắn được pháp luật quy định khá chặt chẽ, chi tiết. Thì pháp luật về ô nhiễm không khí lại đang rất hạn chế. Chính vì vậy, việc tổ chức Hội thảo là rất cần thiết”, ông Đức nói.

Số liệu thống kê cho thấy, Hà Nội hiện có 4 triệu phương tiện cá nhân. Đây là nguyên nhân chính gây nên tắc đường và ô nghiễm không khí. Cụ thể, hệ số phát thải bụi trong không khí (PM10) đã gấp đôi mức cho phép. Khu vực gần những công trình xây dựng mức độ ô nhiễm càng tăng cao, gấp 5-6 lần cho phép.

Chia sẻ kinh nghiệm về những giải pháp hiệu quả mà Chính phủ Pháp đang áp dụng, nhằm hạn chế tối đa việc ùn tắc giao thông, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm không khí tại đô thị, ông Bernarrd Favre - Giám đốc Quốc tế doanh nghiệp về phần mềm và mô phỏng chất lượng không khí (Aria Technologies) cho rằng: Phát triển giao thông thông minh không phải chỉ chú ý vào tàu điện ngầm, hay một phương tiện nào đó, mà ở đây cần phải xây dựng hệ thống giao thông đa phương tiện, dựa trên những đáng giá, phân tích khoa học, như căn cứ vào quãng đường, đối tượng tham gia giao thông như thế nào.

Ông Bernarrd Favre đưa ra dẫn chứng, ở Pháp, trước khi phát triển phương tiện giao thông công cộng tại một tuyến đường nào đó, Chính phủ sẽ tiến hành nghiên cứu xem lượng người đi lại như thế nào, quãng đường bao xa để phát triển phương tiện giao thông cho thích hợp. Nếu lượng người từ ngoại thành vào thành phố ít, sẽ phát triển những xe bus cỡ nhỏ, như thế vừa tiết kiệm nhiên liệu lại giảm nguy cơ gây ô nhiễm.

Để giảm phương tiện cá nhân vào nội đô, Chính phủ Pháp đã cho xây dựng những bãi đỗ xe lớn cạnh các nhà ga, bến xe ngoại ô. Người dân cũng như lao động ngoại ô có thể đi xe cá nhân đến các địa điểm này, gửi phương tiện ở đó, rồi đi vào thành phố bằng phương tiện công cộng…

Ông Marc Cagnard, Giám đốc cơ quan thương mại Ubifrance (Pháp), đơn vị phối hợp với Tổng Cục môi trường tổ chức Hội thảo cho rằng, với sự vào cuộc của Chính phủ Việt Nam, ô nhiễm môi trường sẽ có sự cải thiện tích cực. Những giải pháp cụ thể sẽ được các chuyên gia Pháp và Việt Nam đề cập cụ thể tại Hội thảo, diễn ra vào ngày 21.3 (thứ 4) tới đây.

M.N

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !