Hà Nội: Khắc phục lộn xộn không gian phố đi bộ mới

Qua 5 tháng triển khai thử nghiệm và 1 tháng chính thức đi vào hoạt động, 6 tuyến phố đi bộ trong khu vực phố cổ Hà Nội đã có một vài chuyển biến tích cực nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu như đề án.

Phố đi bộ “nhạt nhẽo” và “lộn xộn”

6 tuyến phố đi bộ thuộc khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội gồm: Hàng Buồm, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Mã Mây, Đào Duy Từ, Tạ Hiện được triển khai thử nghiệm từ 11/4– 19/9/2014 và chính thức khai trương hoạt động vào 3/10/2014.

Bên cạnh những kết quả đạt được như: cảnh quan, môi trường khu vực tuyến phố được cải thiện, các di tích lịch sử, công trình văn hóa được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng được nâng cấp…, hoạt động của những tuyến phố này còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế:

Tuyến phố chính Hàng Buồm – Mã Mây hoạt động chưa hiệu quả, chưa thu hút được sự quan tâm của du khách và không tạo được sự kết nối với tuyến đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân theo đúng mục đích, yêu cầu của đề án.

Hà Nội: Khắc phục lộn xộn không gian phố đi bộ mới - ảnh 1

Ảnh: vietpictures.net

Hoạt động kinh doanh trên hè tuyến phố đi bộ thiếu quy hoạch, còn lộn xộn, thiếu điểm nhấn, mặt hàng kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu, các hộ kinh doanh còn tâm lý thăm dò về nhu cầu của du khách nên chưa có sự đầu tư về mặt hàng, cơ sở vật chất (bàn ghế, quầy tủ) do đó hoạt động kinh doanh còn đơn điệu, tạm bợ.

Tình trạng xe máy, xe đạp điện “vô tư” phóng nhanh trong khu vực cấm xảy ra thường xuyên gây nguy hiểm cho người đi bộ. Phương tiện xe máy của các hộ dân để lộn xộn trên vỉa hè gây mất mỹ quan. Tình trạng nhiều điểm trông giữ xe tự phát, thu quá giá quy định gây bức xúc trong nhân dân.

Việc kinh doanh ăn uống xả rác không đúng quy định, VSATTP chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một số mặt hàng gây khói mùi (thịt nướng), không đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân và du khách trên tuyến phố chưa được xử lý triệt để.

Tổ chức không gian đi bộ cần dân chia sẻ

Làm việc với UBND quận Hoàn Kiếm tại cuộc họp đánh giá quá trình triển khai thực hiện Đề án “Mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội” ngày 5/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã khẳng định: không gian đi bộ có giá trị rất quý, không chỉ đối với Hoàn Kiếm mà còn với Hà Nội và cả nước.

Dù có tổ chức, quy hoạch thế nào cũng phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống.

“Quá trình thực hiện tổ chức và khai thác phố đi bộ là rất khó bởi phải đảm bảo sự hài hòa giữa những người dân sinh sống và người dân buôn bán trong cùng một không gian. Phải tổ chức làm sao có sự thuận trên, thuận dưới, có sự đồng lòng của nhân dân, đặc biệt là người dân đang sống trong không gian này” – Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng nói.

Theo Phó Chủ tịch, trước hết phải thực hiện công tác tuyên truyền để các hộ dân sinh sống trong không gian này có ý thức giữ gìn, bảo tồn.

Đồng thời, triển khai phố đi bộ phải hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân: Phải đảm bảo an ninh trật tự tốt nhất, đảm bảo phòng cháy chữa cháy bởi cháy ở khu vực này sẽ gây hậu quả khôn lường. Ông cũng dẫn chứng vụ cháy chợ Đồng Xuân và vụ cháy năm 1983 ở số 50 Đào Duy Từ mà hậu quả đến nay vẫn chưa hết.

Đặc biệt, cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của người dân. Ví dụ: Các hộ sống trong khu vực nếu có chỗ để xe thì cho họ mang xe vào, người không có chỗ để thì tạo điều kiện cho họ có chỗ gửi xe miễn phí. Tuyên truyền và thống nhất với người dân để họ chia sẻ dắt bộ xe vào nhà.

Về vấn đề giao thông tĩnh, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cũng thống nhất với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm cho mở rộng hết cỡ bãi trông xe cho người dân ở khu vực vòng xoay gầm cầu Chương Dương, thời gian cũng kéo dài từ 18h chiều đến 8h sáng các ngày thứ 7, chủ nhật, thứ 2, và đồng ý cho người dân gửi qua đêm.

Bên cạnh đó, có thể tận dụng 1 số diện tích trong không gian đi bộ, ví dụ như đoạn ngách rạp Chuông Vàng để xếp 1 số xe máy, giảm tải cho các khu vực lân cận khi phải gánh bãi xe tĩnh cho khu vực cấm cứng.

Về đề xuất tổ chức xe bán hàng lưu động gồm các mặt hàng như bánh giò, bánh trôi, bánh chay… nhằm gợi nhớ hoạt động kinh doanh của Hà Nội xưa của UBND quận Hoàn Kiếm, đại diện lãnh đạo UBND thành phố đã đồng ý cho sử dụng xe đẩy nhưng chỉ tối đa là 6 xe tại các ngã 3, ngã 4 tránh việc chắn các hộ kinh doanh và không để đi rong trên phố, không được hoạt động ngoài giờ quy định.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cũng lưu ý vấn đề vệ sinh môi trường, yêu cầu tăng cường quét, rửa lòng đường và vỉa hè trong 3 ngày hoạt động của phố đi bộ, tăng cường thêm thùng rác.

Đặc biệt, các khu nhà vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ và tuyệt đối nghiêm cấm việc nhân viên sử dụng nhà vệ sinh công cộng để kết hợp kinh doanh buôn bán ăn uống, gây mất mỹ quan.

Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cũng chỉ đạo cần thực hiện các biện pháp chấn chỉnh dứt điểm trong tháng 11/2014.

Lâm Yến

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !