Hà Nội đề xuất "mặc đồng phục" cho trụ sở các xã, phường

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng số trụ sở các xã, phường và thị trấn có thể áp dụng "mặc đồng phục" khi đầu tư xây dựng là 483. Trong đó 75 trụ sở cần xây mới, 136 công trình cải tạo bổ sung hoặc xây mới 1 số hạng mục, 118 công trình chỉ cần cải tạo

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội nghị

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến quý 3/2018 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội nhiều nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, đặc biệt là đề xuất "mặc đồng phục" cho trụ sở các xã, phường, thị trấn đã được đưa ra bàn thảo.

Tổng hợp ý kiến về đề xuất  “mặc đồng phục” cho trụ sở các xã, phường, thị trấn

Cũng tại buổi giao ban này,  Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, cơ quan chuyên môn đang tổng hợp ý kiến đóng góp của các quận, huyện vào phương án thiết kế mẫu trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Phương án đã được báo cáo xin ý kiến tại cuộc họp tập thể UBND thành phố cuối năm 2017. Sau đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc có công văn xin ý kiến UBND các quận, huyện. Trong phương án kiến trúc được đưa ra lấy ý kiến, đơn vị tư vấn đề nghị các công trình cần "thống nhất hình ảnh nhận diện; thống nhất về tiêu chuẩn vật liệu hoàn thiện". Cụ thể, trụ sở cần thống nhất về hình khối ngôn ngữ kiến trúc; bố cục công trình; vật liệu xây dựng hoàn thiện và màu sắc.

Đơn vị tư vấn đề xuất diện tích đất phù hợp để xây dựng trụ sở chính quyền cấp xã, theo các khu vực: đô thị trung tâm diện tích tối thiểu 300 m2, mật độ xây dựng tối đa 70%, tầng cao tối đa là 6 (kể cả tầng trệt để xe nếu có) theo quy hoạch khu vực cho phép; diện tích tối đa nên khoảng 2.000 m2.

Đối với khu vực đô thị trung tâm mở rộng, các đô thị vệ tinh, thị trấn mật độ dân cư cao, ngưỡng diện tích đất phù hợp khoảng 880 đến 3.900 m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao tối đa là 5. Khu vực các xã và thị trấn mật độ dân cư thấp, ngưỡng diện tích đất phù hợp khoảng 1.530 đến 4.100 m2, mật độ xây dựng khoảng 25-30%, cao không quá 3 tầng.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng số trụ sở có thể áp dụng thiết kế mẫu khi đầu tư xây dựng là 483. Trong đó có 75 trụ sở cần xây mới, 136 công trình phải cải tạo bổ sung quy mô hoặc xây mới một số hạng mục, 118 công trình đã được xây dựng, chỉ cần cải tạo, sửa chữa.

Xử phạt hơn 18 tỷ đồng về môi trường

Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND TP, ngay sau khi Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết số 11, UBND TP cùng 38 sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện.

UBND TP cũng đã chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, đề xuất ban hành 3 quy định, 9 quy trình, 10 định mức trong lĩnh vực môi trường; đồng thời, rà soát hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Thành phố đến cấp xã để đề xuất sắp xếp, kiện toàn phù hợp với yêu cầu thực tế.

 Một số kết quả nổi bật sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 11, công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường đã được đẩy mạnh. Năm 2017, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã kiểm tra, thanh tra gần 2,6 nghìn cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 751 cơ sở với số tiền gần 18,5 tỷ đồng.

Riêng Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thanh, kiểm tra 468 cơ sở, xử phạt hành chính 21 cơ sở với số tiền trên 2,5 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, các cơ quan chức năng của Thành phố đã kiểm tra, thanh tra tại 681 cơ sở, xử phạt 159 cơ sở với số tiền trên 5,1 tỷ đồng.

Sở TN&MT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra tại 30 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và một số dự án xây dựng trên địa bàn.

Nhằm khắc phục, xử lý các điểm ô nhiễm môi trường, năm 2017, Thành phố đã chỉ đạo Sở TN&MT tiến hành rà soát, kiểm tra, xác định 187 “điểm đen” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn 21 quận, huyện, thị xã. Trên cơ sở đó, Sở TN&MT đang tiến hành phân loại, đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm tại các điểm này để đề xuất phương án xử lý, khắc phục.

Thành phố cũng tiếp tục triển khai cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường nước các hồ nội thành bằng chế phẩm Redoxi-3C, đến nay, đã xử lý được 88 hồ trong khu vực nội thành và 44 hồ khu vực ngoại thành; lắp đặt bè thủy sinh trên 61 hồ và máy sục khí trên 49 hồ; tiến hành nạo vét bùn tại 8 hồ khác.

Đáng chú ý, Thành phố đã hoàn thành cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm, đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan hồ; triển khai thu gom, xử lý nước thải không để chảy xuống hồ Tây và hồ Trúc Bạch, gắn với nạo vét bùn hồ Tây.

 Đối với công tác xử lý nước thải sinh hoạt, Thành phố đang vận hành hiệu quả các trạm xử lý nước thải hiện có, như: Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Hồ Tây, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Đồng thời, ưu tiên nguồn lực để đến năm 2020 tiếp tục đưa vào vận hành các dự án xử lý nước thải Yên Xá; hệ thống thu gom nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; hệ thống thu gom, xử lý nước thải khu vực Hà Đông, Sơn Tây; Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô; trạm xử lý nước thải Đầm Bẩy (hồ Tây)…

 Ngoài ra, Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ các nhà máy đốt rác phát điện trọng điểm, như tại khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn; khu xử lý chất thải Đồng Ké (Chương Mỹ); 2 nhà máy tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn; triển khai các thiết bị nghiền, tái chế chất thải rắn xây dựng tại một số điểm trên địa bàn Thành phố, đồng thời tăng cường kiểm tra các công trình xây dựng, đảm bảo không phát sinh ô nhiễm môi trường.

 Đáng chú ý, thực hiện đề án trồng 1 triệu cây xanh, trong 8 tháng đầu năm nay, toàn Thành phố trồng mới được gần 300 nghìn cây, lũy kế từ năm 2016 đến nay đã trồng được trên 845 nghìn cây, đạt 84,5% mục tiêu của chương trình.

Thành phố cũng đang tiến hành các bước để triển khai Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2030, tầm nhìn đến năm 2030”, với 6 nhóm giải pháp, 45 nhiệm vụ, 3 giai đoạn thực hiện, mục tiêu đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.

N. Huyền

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !