Hà Nội chính thức tăng học phí mầm non, phổ thông công lập

Từ năm học 2017- 2018, mức đóng học phí đại trà của học sinh khối mầm non, phổ thông trên địa bàn Hà Nội sẽ tăng. Theo đó vùng thành thị là 110 ngàn đồng/tháng/học sinh (tăng 30 ngàn), vùng nông thôn là 55 ngàn đồng/tháng/học sinh (tăng 15 ngàn).
Hà Nội chính thức tăng học phí mầm non, phổ thông công lập - ảnh 1

Hà Nội chính thức tăng học phí ở bậc học mầm non từ năm học 2017- 2018

Chiều 3/7, tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hà Nội khóa XV đã thông qua nghị quyết mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và mức thu học phí đối với Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2017-2018.

Giám đốc Sở GD & ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ báo cáo, năm học 2016-2017, tổng số thu từ học phí công lập cấp học mầm non và phổ thông của Thành phố khoảng 475,130 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,6% trong tổng số chi. Mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2016 - 2017 của Thành phố đã nhận được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh.

Tuy nhiên, theo đánh giá, mức thu học phí hiện nay ở mức thấp trong khung học phí theo quy định của Chính phủ; ngoài ra, các đơn vị phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương. Như vậy, kinh phí còn lại để chi hỗ trợ phục vụ dạy và học còn rất hạn hẹp. So với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Đồng bằng sông Hồng, mức thu học phí của thành phố Hà Nội ở mức thấp nên chưa huy động được nguồn lực từ sự đóng góp của người dân cho giáo dục.

Trước thực trạng trên, Giám đốc Sở GD & ĐT Hà Nội đã trình bày dự thảo đề án tăng học phí đối với các cấp học này và xin ý kiến thông qua của HĐND TP. Theo đó,  HĐND TP đã thông qua mức thu học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập năm học 2017 - 2018 như sau: Vùng thành thị là 110 ngàn đồng/tháng/học sinh, tăng 30 ngàn đồng/tháng/học sinh; Vùng nông thôn là 55 ngàn đồng/tháng/học sinh, tăng 15 ngàn đồng/tháng/học sinh; Vùng miền núi là 14 ngàn đồng/tháng/học sinh, tăng 4 ngàn đồng/tháng/học sinh.

Đối với Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long và Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội, năm học 2016 - 2017, tổng số thu từ học phí của hai trường khoảng 1,317 tỷ đồng. Mức thu học phí đang thực hiện của hai trường đã nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

 Cũng tại kỳ họp, HĐND TP đã thông qua mức thu học phí đối với hai trường trong năm học 2017 - 2018 như sau: Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long: nhóm ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản (giữ nguyên mức trần 1.225.000 đồng/tháng/học sinh), mức thu là 900.000 đồng, tăng 100.000 đồng so năm học 2016 - 2017; Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch (giữ nguyên mức trần là 1.435.000 đồng), mức thu đề xuất là 900.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 100.000 đồng so năm học trước.

Đối với Trường Trung cấp Kỹ thuật tin học Hà Nội: nhóm ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản: (giữ nguyên mức trần là 1.225.000 đồng), mức thu năm học 2017 - 2018 là 750.000 đồng, tăng 100.000 đồng/tháng/học sinh; nhóm ngành Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch, mức thu là 800.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 100.000 đồng/tháng/học sinh so với năm học trước.

N. Huyền

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !