Gửi con ở khu công nghiệp: Lo lắng, xót xa vẫn phải gửi

Sau tin về cháu bé 18 tháng tuổi bị “bảo mẫu” đạp chết, Infonet đã tìm hiểu tâm trạng của những cha mẹ có con gửi ở các "nhà trẻ" tự phát. Hóa ra lâu nay các bậc cha mẹ cũng biết là sẽ có những chuyện chẳng lành ở các "nhà trẻ" loại này, song họ không còn con đường nào khác, đành vừa phập phồng vừa... gửi.

Lo âu gửi trứng cho... rủi ro

Vợ chồng chị Phạm Thị Hoa, quê ở tận Ninh Bình vào khu công nghiệp Sóng Thần làm công nhân đã 6 năm nay. Vì hoàn cảnh khó khăn nên anh chị đã gửi đứa con gái lớn về quê với ông bà. Đứa nhỏ năm nay mới hơn một tuổi nên anh chị để trong này chăm sóc.

Hàng ngày chị Hoa gửi con tại một nhà trẻ nhỏ ở Thủ Đức với giá 800 nghìn/ tháng. Đây là nhà trẻ của một hộ dân tự mở ra để trông con cho công nhân sống ở khu vực này, vì thấy gia đình đã làm công việc này từ lâu và rất thương trẻ con nên mọi người tin tưởng gửi.

Khi được hỏi về vụ việc gần đây liên quan tới cháu bé 18 tháng tuổi bị đạp chết, chị Hoa lo lắng cho biết: “Có nghe nói nhưng đành phải chịu”. Theo chị Hoa, nếu gửi con ở trường lớn thì mỗi tháng tốn ít nhất từ 1-1,5 triệu, mà chưa chắc đã xin vào học được. Dẫu biết rằng vào những ngôi trường như thế sẽ tốt hơn, nhưng vì kinh tế khó khăn đành phải chịu để con mình học ở các nhóm trẻ.

Gửi con ở khu công nghiệp: Lo lắng, xót xa vẫn phải gửi - ảnh 1
Một bảo mẫu đang nhận giữ trẻ theo ngày ở quận 12, TP.HCM

Còn chị Nguyễn Hồng Xuyến, quê Đồng Tháp, hiện đang làm công nhân tại một công ty ở quận 12 thì lại chọn cách gửi con cho hàng xóm thay vì gửi nhà trẻ. Chồng chị Xuyến làm tài xế rất ít khi có nhà, chị thường hay tăng ca nên cũng không có điều kiện đón con đúng giờ. Chính vì vậy nên chị Xuyến đã gửi đứa con trai hơn 2 tuổi cho một người sống gần phòng trọ làm nghề bán vé số. Ngày nào chị Xuyến tăng ca về trễ thì cháu sẽ ngủ lại nhà bà “bảo mẫu” này luôn, đến sáng qua gặp con rồi lại đi làm.

Chị Xuyến cho biết rất an tâm với “bảo mẫu” này. Bà đã chăm sóc con chị từ khi cháu chưa tròn một tuổi cho đến nay. “Bây giờ khó mà đưa cháu đi nhà trẻ được vì đã mến tay, mến chân bà rồi”, chị Xuyến nói. Khi nghe một vài thông tin về việc nhiều trẻ em bị bạo hành, chị Xuyến cũng rất lo lắng. Theo chị gửi con cho người quen như thế này vẫn tốt hơn.

Cùng tâm trạng, anh Nguyễn Quang Dũng công nhân khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân), cho biết, ngày trước vì khó khăn vợ chồng anh cũng gửi cháu ở một người phụ nữ giữ tại nhà. “Buổi chiều về thấy con bầm tím, bơ phờ, tôi sợ quá. Vậy là vợ tôi phải nghỉ làm để ở nhà trông con, phần tôi phải lo chạy ăn cho cả nhà”.  Sau đó có bà ngoại vào trông cháu nên vợ chồng anh có thời gian để tăng ca nhiều hơn mà không phải lo tới con.

Khó phát hiện là giữ trẻ “tự phát”

Trong vai một cặp vợ chồng đi tìm bảo mẫu để gửi con, sau khi hỏi một số người dân, chúng tôi đã tìm đến một gia đình nằm sau bến xe Ngã Tư Ga, quận 12. Căn nhà rộng gần 100m2, do một người đàn bà làm chủ và trông 3 đứa trẻ. Khi nghe hỏi về việc gửi con thì người đàn bà này nhìn chúng tôi một lúc rồi trả lời: “Ở đây không có nhận trẻ”, rồi không tiếp chúng tôi nữa.

Khi được hỏi về 3 đứa trẻ đang ngủ trong nhà thì bà nói đây là con cháu bà gửi để đi làm chứ không phải là giữ trẻ cho người dưng. Nhưng khi hỏi những người dân sống ở gần khu vực này thì ai cũng biết gia đình này nhận giữ trẻ. Ngoài giữ trẻ thì ở đây còn nhận dạy kèm cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.

Tiếp tục đi tìm nơi “gửi con”, chúng tôi lại tìm đến một con hẻm nhỏ cắt đường Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp để tìm đến một khu phòng trọ tại đây. Sau khi hỏi một người phụ nữ bán tạp hóa về chỗ nào có thể gửi trẻ qua đêm nếu đi làm về trễ, chúng tôi được chỉ ngay vào căn phòng trọ gần đó.

Bà Nguyễn Thị Sáu, quê ở An Giang lên thành phố sống với vợ chồng con gái và trông cháu cho hai con đi làm. Hàng ngày bà Sáu có nhiệm vụ ở nhà lo cơm nước và trông đứa cháu ngoại gần một tuổi. Vì công việc cũng nhàn và muốn kiếm thêm thu nhập để đỡ đần cho con, gần 3 tháng nay bà đã trông thêm 2 đứa nữa là con của hai cặp vợ chồng sống cạnh bên. Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi trẻ thì bà Sáu khẳng định rằng, “giữ thêm hai đứa nữa cũng được”.  Bà Sáu cho biết, cứ cho từng đứa ăn xong rồi nhốt nó lại trong nhà, lâu lâu lại cho ra ngoài đi chơi lòng vòng rồi lại về ngủ.

Vào các khu nhà trọ tại một số khu công nghiệp, chẳng khó khăn gì để bắt gặp rất nhiều đứa trẻ đùa giỡn lúc cha mẹ các cháu đã đi làm. Khi hỏi ra thì biết các cháu ở nhà với ông bà, còn thực hư thế nào thì khó biết được. Người dân sống ở gần cho biết đó là những người trông trẻ và hay được các cháu thân thương gọi là ông bà nội, ngoại. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi tại một số khu công nghiệp như Tân Bình, Sóng Thần, KCX Linh Trung và một số khu vực có đông công nhân sinh sống, có khá nhiều người nhận giữ trẻ ngay tại nhà. Tuy nhiên rất khó để nhận ra các “nhà trẻ” dạng này vì thường không có bất cứ một dấu hiệu nào để nhận ra, chỉ khi nào được nói thì mới biết.

Chính vì rất khó phát hiện ra các điểm giữ trẻ nhỏ lẻ như thế này nên rất khó để các cơ quan chức năng quản lý được. Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều nhà giữ trẻ dạng này đang âm thầm hoạt động. Chỉ đến khi có chuyện đáng tiếc xảy ra thì mọi người mới ngỡ ngàng.

Chị Phan Thị Loan đường Tô Kí, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12 tỏ ra khá bức xúc trước thông tin vụ việc bảo mẫu đạp chết cháu bé. “Người đâu mà vô tâm vậy, độc ác hết mức. Cực chẳng như công nhân tụi tui lương ba cọc ba đồng, xa nhà nên mới phải đem con đi gửi, ấy vậy mà lại có người tán tận lương tâm để hành động với cả những đứa trẻ con vô tội. Khi đọc bài báo hôm qua thật sự tôi lo hết mức nhưng không biết làm sao được” vì hoàn cảnh công việc nên cũng phải chấp nhận gửi con để đi làm.

Nghe vụ việc từ những lời bàn tán mà chị Thanh, một người bán vé số dạo ở Quận 8, tất tả về sớm hơn thường lệ để đón con sớm. “Đi bán vé số dạo, ở nhà trọ, con còn nhỏ thì tiền đâu cho con vào các trường mầm non. Nghe người quen giới thiệu chỗ trông trẻ tại nhà, một tháng có 600 ngàn nên cũng bóp bụng đem con đi gởi, chớ nhiều khi về nhìn con có vết bạn cắn, muỗi cắn, bầm tím mà xót xa”, chị Thanh tâm sự.

Nhóm PV

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !