GS Nguyễn Văn Tuấn: Tiêu chuẩn GS, PGS chưa đầy đủ và quá cứng nhắc!

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, một vấn đề còn quan trọng hơn là công bố bài báo trên tập san khoa học nào. Trong thế giới khoa học, có hàng trăm ngàn tập san, nhưng đa phần là tập san "dỏm", và đã có nhiều tác giả Việt Nam công bố bài báo trên tập san dỏm.
GS Nguyễn Văn Tuấn: Tiêu chuẩn GS, PGS chưa đầy đủ và quá cứng nhắc! - ảnh 1

GS Nguyễn Văn Tuấn -Giáo sư Đại học New South Wales (Australia)

Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư để lấy ý kiến góp ý. Dự thảo này có một số thay đổi so với Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg về Ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.

Theo đó có nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện phong hàm giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Đại học New South Wales (Australia) về vấn đề này.

Thưa GS Nguyễn Văn Tuấn, mới đây Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra dự thảo mới về phong hàm GS và PGS ở Việt Nam, trong đó điểm nổi bật nhất trong dự thảo tiêu chuẩn lần này là việc ứng viên phải có số lượng nhất định trong công bố quốc tế. Giáo sư đánh giá gì về điểm mới này?

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Tôi thấy Dự thảo là một tiến bộ, nhất là tiêu chuẩn về công bố quốc tế. Đây là cũng là một trong những tiêu chuẩn mà nhiều người quan tâm, kể cả tôi, đã từng đề nghị cải cách hơn 10 năm qua.

Nhưng tôi e rằng bộ tiêu chuẩn chưa đầy đủ và phần nào đó chưa còn quá cứng nhắc.

Chưa đầy đủ là vì bộ tiêu chuẩn quá chú trọng vào lượng mà thiếu xem xét đến chất. Con số bài báo khoa học của một ứng viên phản ảnh phần lượng, năng suất khoa học, và mức độ hoạt động khoa học. Nhưng phần quan trọng hơn là phần chất lượng và tác động của nghiên cứu khoa học.

Cũng như nhạc sĩ chỉ cần vài sáng tác hay và để đời là được công chúng ghi nhận, khoa học cũng vậy, người ta ghi nhận thành tích qua chất lượng nghiên cứu và tác động của vài công trình nghiên cứu quan trọng. Hai khía cạnh này, chất lượng và tác động, chưa được xem xét trong bản Dự thảo.

Một vấn đề khác là vấn đề hợp tác trong khoa học. Rất nhiều bài báo khoa học ở Việt Nam là do hợp tác quốc tế, mà trong đó người nước ngoài đứng tên tác giả chính. Do đó, một ứng viên có thể có vài chục bài báo khoa học, nhưng ứng viên có đóng vai trò chủ trì trong nghiên cứu hay chỉ là "tác giả quà" (gift authorship). Không phân biệt được điều này rất dễ dẫn đến đánh giá sai ứng viên.

Một vấn đề còn quan trọng hơn là công bố trên tập san khoa học nào. Trong thế giới khoa học, có hàng trăm ngàn tập san, nhưng đa phần là tập san "dỏm", và đã có nhiều tác giả Việt Nam công bố bài báo trên tập san dỏm.

Trong nhóm tập san chính thống (chỉ có khoảng 12.000 đến 20.000 tập san) cũng có tình trạng "thượng vàng hạ cám", có tập san có uy tín cao, nhưng cũng có nhiều tập san chất lượng rất thấp.

Do đó, không chỉ là công bố quốc tế, mà còn phải xét đến nơi công bố là trên tập san nào, vì điều này là một tín hiệu về uy tín của ứng viên. Nhưng Dự thảo này xem các tập san nước ngoài đều có giá trị như nhau, và theo tôi đó là một thiếu sót.

Nói tóm lại, những đánh giá về công bố quốc tế và nghiên cứu khoa học có nhiều khía cạnh, rất khó mà gói gọn trong một dự thảo được. Đó là những vấn đề thuộc về chuyên ngành, mà văn hóa chuyên ngành thì rất khác nhau giữa các ngành khoa học.

Một người làm bên ngành y không thể nào am hiểu ngành khoa học xã hội (KHXH) được, nên không thể nào soạn tiêu chuẩn cho KHXH. Nên để cho người trong chuyên ngành đánh giá thì mới chính xác và hợp lí hơn.

Nhiều năm nay, GS là người có nhiều băn khoăn, trăn trở về việc chức danh Giáo sư trong nước rất ít công trình được đăng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng. Theo GS, vì sao các bài nghiên cứu của nhà khoa học Việt khó đăng trên hệ thống ISI, Scopus? Xin GS lý giải lại điều này kỹ hơn?

Theo quy định  tại Khoản 4 Điều 8 của Dự thảo quy định, đến năm 2019, ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ là tác giả chính và đã công bố được ít nhất: 02 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus; hoặc ít nhất 01 bài báo khoa học hệ thống ISI và 01 quyển hoặc chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới; hoặc ít nhất 01 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 01 bằng độc quyền sáng chế.

Nhưng thực tế, theo GS Hoàng Xuân Phú phát biểu trên Báo Thanh niên, đợt xét công nhận chức danh PGS và GS năm 2016 với nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, bình quân số bài ISI/Scopus của 411 người được công nhận chức danh PGS và GS chỉ là 5,76 bài/người. Còn với nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn thì bình quân số bài ISI/Scopus của 237 người được công nhận chức danh PGS và GS chỉ là 0,19 bài/người. Đó là chưa kể 7 GS và 48 PGS của nhóm ngành khoa học an ninh và khoa học quân sự không có bài ISI/Scopus nào. 

GS Nguyễn Văn Tuấn: Nhiều người cũng đã đặt vấn đề tiêu chuẩn 2 bài báo khoa học cho chức danh giáo sư.

Ở nước ngoài, và ngay ở Việt Nam, một số ngành đào tạo, nghiên cứu sinh cũng đã có thể công bố 2 bài báo khoa học. Tôi cũng có hướng dẫn cho nghiên cứu sinh trong nước, và các em ấy cũng đã công bố ít nhất hai bài báo khoa học.

Nói ra điều này để cho thấy tiêu chuẩn mà Dự thảo đề ra còn khá thấp, nhất là cho các bộ môn khoa học tự nhiên và thực nghiệm.

Lí do nghiên cứu của nhà khoa học Việt Nam khó đăng trên các tập san trong danh mục ISI hoặc Scopus thì nhiều, kể cả chủ đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, người hướng dẫn, và tiếng Anh.

Thứ nhất là nhà khoa học trong nước có thể thiếu định hướng nghiên cứu tốt, nên phải loay hoay với những đề tài cũ mà người khác đã làm (còn gọi là “me too”), và những đề tài cũ như thế thì khả năng và cơ may công bố kết quả rất thấp.

Ở Việt Nam, tôi thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu thiếu cái mới mà chỉ lặp lại những gì đã làm trước đây, nên rất khó công bố kết quả những công trình như thế trên các tập san quốc tế. 

Thứ hai là vấn đề tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. Khoảng 70% bài báo bị từ chối là do phương pháp nghiên cứu chưa đạt hay không thích hợp. Tập san uy tín càng cao thì đòi hỏi về phương pháp càng gắt gao.

Có nhiều nghiên cứu về khoa học xã hội ở Việt Nam tuy ý tưởng thì rất hay, nhưng vì cách tiếp cận và phương pháp luận chưa tốt, nên rất khó có thể công bố trên các tập san quốc tế.

Thứ ba
là không có người hướng dẫn có kinh nghiệm cao. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có người đi trước và đi sau. Trong khoa học, người đi trước có nhiệm vụ hướng dẫn cho “đàn em” và tạo điều kiện cho họ có cơ hội tiếp tục sự nghiệp của mình, kể cả sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

Nhưng ở Việt Nam, vẫn còn thiếu những người hướng dẫn có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, và tình trạng này dẫn đến một thực tế là có rất nhiều nhà khoa học trẻ có nhiệt huyết và có tài, rất muốn làm nghiên cứu, nhưng vì người hướng dẫn thiếu kinh nghiệm cao, nên đành “bó tay”.

Tôi thấy tình trạng này rất đáng tiếc, vì các bạn trẻ Việt Nam chẳng kém ai trên thế giới, nếu có dịp tiếp cận tri thức tiên tiến và có người hướng dẫn tốt.

Thứ tư là vấn đề ngôn ngữ. Phần lớn (trên 90%) các tập san khoa học quốc tế dùng tiếng Anh làm phương tiện chuyển tải. Ngay cả những tập san xuất phát từ những nước như Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan, Phần Lan, China, Nhật, Hàn Quốc, v.v. cũng dùng tiếng Anh.

Nhưng đối với người Việt chúng ta, tiếng Anh là một rào cản rất lớn, bởi vì nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa thạo tiếng Anh. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam biết tiếng Anh, có thể đọc, nghe, và viết, nhưng phần lớn chưa ở trình độ có thể viết một bài báo khoa học hoàn chỉnh.

Ngay cả những nghiên cứu sinh đã theo học các đại học nói tiếng Anh ở nước ngoài cũng chưa đủ khả năng để soạn một bài báo khoa học mà không cần đến sự hỗ trợ về ngôn ngữ.

Vâng xin cảm ơn GS!

Phương Thúy (thực hiện)

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !