GS Ngô Bảo Châu: Trẻ con không cần học kỹ năng sống

Cái gì là động cơ căn bản để học tập; Học chữ hay học làm người và Chúng ta học như thế nào? Là 3 vấn đề lớn được GS Ngô Bảo Châu chia sẻ trước hàng ngàn sinh viên, giảng viên tại trường Đại học Bách khoa ngày 13/3 vừa qua.
Chủ đề chính của buổi gặp gỡ hàng ngàn sinh viên tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, GS Ngô Bảo Châu muốn chia sẻ chính là Học như thế nào? Không có tham vọng trả lời thấu đáo tới tất cả mọi người, song GS cũng đã suy nghĩ rất nhiều và ông đưa ra 3 câu hỏi cũng như 3 câu trả lời, để sinh viên có thể lĩnh hội theo cách của mình. 3 câu hỏi đó là: Cái gì là động cơ căn bản để học tập; Học chữ hay học làm người và Chúng ta học như thế nào?

Infonet lược ghi lại buổi nói chuyện đó.

Hướng thượng, hướng thiện là động cơ học tập

Bí quyết học tập chính là câu hỏi mà GS Ngô Bảo Châu thường gặp phải. Câu trả lời của ông thường là: Không có bí quyết gì cả, quan trọng là niềm say mê. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, đó là cách trả lời né tránh khi chưa suy nghĩ thấu đáo. Và tất nhiên không thể né tránh mãi được và cũng không thể đổ lên đầu những người làm công tác giáo dục.

GS đã mở đầu bằng câu chuyện về sự hướng thượng, hướng thiện, hướng đến cái cao cả. Qua ví dụ thực tế, GS đặt câu hỏi: Phải chăng con người khi sinh ra đã có 2 bản năng: duy trì nòi giống và duy trì sự sống mà trong đó có sẵn mầm mống cái ác? 
GS Ngô Bảo Châu: Trẻ con không cần học kỹ năng sống - ảnh 1
GS Ngô Bảo Châu trong buổi giao lưu tại trường ĐH Bách khoa về chủ đề Học như thế nào

Theo ông, con người được sinh ra với bản năng khác nữa, đó là bản năng hướng thiện. Tiềm năng ấy được triển khai trong học tập sẽ trở thành động lực. Học để có cuộc sống tử tế, tốt cho xã hội chỉ là phiến diện, vì theo ông, để có cuộc sống tử tế con người phải biết hướng thượng, hướng thiện.

Tuy nhiên, GS cho rằng, hiện nay, động cơ này đang bị tha hóa. Và chuyện tôn thờ thần tượng là hình thức tha hóa của sự hướng thượng, hướng thiện. GS cũng không quên nhấn mạnh rằng, khi bản năng hướng thượng, hướng thiện phải vật lộn và bị tha hóa bởi xã hội thì nó không còn là động cơ của việc học tập.

Người lớn cư xử đúng mực, trẻ không cần học kỹ năng sống

Để lý giải cho điều này, GS đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi Học chữ hay học làm người? Cần học cái nào trước cái nào sau? Theo ông, học chữ để tiếp thu kiến thức, còn học làm người hẳn có nhiều cách. Hiểu theo nghĩa hẹp là học kỹ năng sống, nghệ thuật sống. Nghĩa rộng là học làm người học những cái gì làm nên cốt cách của con người.

Nếu theo nghĩa hẹp thì trường học phải dạy chữ hay dạy kỹ năng sống, nghệ thuật sống? Và dường như càng ngày càng nhiều quan điểm rằng phải dạy kỹ năng sống cho trẻ. Về khía cạnh này, GS đồng tình với quan điểm của nhà triết học Đức Hannah Arend là chức năng của nhà trường là dạy cho trẻ thế nào là thế giới chứ không phải là dạy cho chúng kỹ năng sống.

“Chúng ta với bổn phận là người lớn đừng bao giờ quên rằng, dù muốn hay không muốn chúng ta luôn là tấm gương cho trẻ soi vào. Ngoài trách nhiệm cho trẻ mái nhà, cung cấp thức ăn, đủ ăn đủ mặc, những người làm cha làm mẹ hãy nghĩ rằng ngày hôm nay mình cư xử như thế nào thì đứa trẻ sẽ cư xử đúng như thế”, GS nói.

Từ câu chuyện về thói quen ít xem ti vi của vợ chồng ông ảnh hưởng đến con cái và một số ví dụ khác, GS rút ra bài học, nếu người lớn biết cư xử đúng mực thì trẻ không cần học kỹ năng sống. “Những bài lên lớp của thầy cô không có tác dụng nhiều vào hành vi của đứa trẻ, mà là chính hành vi của cha mẹ nó. Cách ứng xử của thầy cô ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, cách cư xử của trẻ nhưng không vì thế mà cha mẹ lại trút bỏ toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường và thầy cô giáo”, GS khẳng định.

Trung thực, say mê và lòng quả cảm

Theo quan niệm của GS Ngô Bảo Châu, sự trung thực là một trong những điểm quan trọng nhất cho câu hỏi học như thế nào. Trung thực khó học trong sách vở và để trẻ trung thực, người lớn phải làm gương. GS Châu đã dẫn chứng lại “sự kiện Đồi Ngô” – việc chưa có tiền lệ trong lịch sử loài người: học sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế thi. 
GS Ngô Bảo Châu: Trẻ con không cần học kỹ năng sống - ảnh 2
Ngoài tính tổ chức, trung thực, kỉ luật, GS cũng nhắc nhở người học cần niềm say mê và lòng quả cảm. 

Với ông, đây là câu chuyện buồn, là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống. Khoan quy trách nhiệm cho một cơ quan, cá nhân, mà suy nghĩ về việc xảy ra sẽ thấy rất nhiều người từ trung ương đến địa phương, cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi.

Theo GS, kết quả của kì thi tốt nghiệp đáng ra phải mang tính thiêng liêng trong đời học sinh lại trở thành một trò đùa - trò đùa muốn khóc. Các trường đại học ở Mỹ, như ĐH Chicago nơi ông làm việc, họ thành công không phải vì giàu, có nhiều giáo sư xuất sắc hay cơ sở vật chất đầy đủ, mà vì tinh thần fairplay. Ở đó, mọi hành vi ăn gian đều bị trừng trị nghiêm khắc.

GS cũng cho rằng, việc học chỉ có chí thôi không đủ, giống như cuộc chơi phải có bạn chơi, phải có trọng tài, nếu không cuộc chơi sẽ kém thú vị. Bởi theo ông, dù được cung cấp đầy đủ tài liệu qua mạng, dù có ý chí sắt đá đến đâu nhưng nếu không có đối thủ, lộ trình, giải thưởng, mục tiêu… thì bạn không thể không được.

Học một mình có thể tập trung cao độ nhưng phải có tập thể, thầy cô giáo để duy trì. Theo GS, tại sao không tổ chức cùng học theo giáo trình có sẵn ấy? Tại sao các thầy không tải bài giảng lên mạng để sinh viên xem trên mạng và không cần giảng cả ngày? Học tập thể, có tổ chức là để duy trì trách nhiệm, động lực. 
GS cũng khẳng định, trong cuộc chơi tập thể thì phải có luật chơi lành mạnh mới có sự cạnh tranh để cá nhân nỗ lực chứ không phải là cớ để thỏa mãn bản năng hiếu thắng. Và luật phải có trọng tài để ràng buộc trong cuộc chơi chứ không thể xóa bỏ luật chơi một cách dễ dàng quá.

Ngoài tính tổ chức, trung thực, kỉ luật, GS cũng nhắc nhở người học cần niềm say mê và lòng quả cảm. Sự quả cảm rất cần, không để lười biếng, hèn nhát dụ dỗ, quay lưng lại với sự thật. “Khi vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự đuổi theo cái chưa biết thì đức tính quả cảm rất cần để đi tìm cái mới trong hành trình cô đơn và kéo dài nhiều năm”, GS nhấn mạnh.
T.Huyền

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !