Gợi ý 5 món cực hợp cho ông xã nhâm nhi vào dịp cuối tuần mát mẻ

Ngày cuối tuần, chị em có thể chuẩn bị một trong những món ngon và hấp dẫn này để ông xã và cả nhà nhâm nhi.

CHẠO TAI HEO

Nguyên liệu

- Tai heo: 1 cái khoảng 300-350g.

- 1 củ riềng khoảng 70-80g- 2 trái khế

- 15g vừng (mè)- 4-5 lá chanh.

- 3-4 củ sả, 1 củ tỏi, 2 trái ớt, 1 quả chanh.

- Các gia vị: muối, dấm, đường.

- Các loại rau ăn kèm: lá sung, lá đinh lăng, lá mơ và rau thơm các loại. 

Cách làm:

Tai heo bóp sạch với chút muối và dấm, sau đó rửa sạch, rồi đem thui vàng. 

Tai sau khi thui, rửa lại cho sạch rồi cho vào áp chảo cùng với vài lát riềng, sả lót dưới đáy chảo. Đun với lửa liu riu khoảng 10-15 phút, khi tai chín có màu vàng sậm, mùi thơm của thịt quyện cùng mùi thơm của sả của riềng.

Các loại lá, rau ăn kèm nhặt bỏ cành già, lá giập úa, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 30 phút sau đó vớt ra rổ cho thật ráo nước. 

Riềng rửa sạch, thái lát sau đó cho vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ. Khế rửa sạch, gọt bỏ viền xung quanh, bỏ hạt, lõi sau đó thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ. Vừng rang chín.

Tai sau khi chín, thái thành những lát mỏng. 

Tai sau khi thái mỏng, trước hết đem bóp cùng với khế chua ở trên sao cho vị chua của khế ngấm vào thịt. Tiếp đến cho riềng đã giã nhỏ ở trên cùng vài lát ớt, chút gia vị nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng rắc chút vừng, lá chanh và vài lát sả trộn đều là được.

Chạo tai heo ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá lộc vừng, lá đinh lăng hoặc thêm chút lá mơ, rau thơm các loại. Chấm cùng tương bần hoặc nước mắm chua ngọt. Khi ăn mùi thơm của thịt nướng quyện cùng mùi thơm của riềng, sả, lá chanh tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn cho món ăn này.

CHẠO CHÂN GIÒ

Nguyên liệu:

- Thịt chân giò: 500g

- Riềng: 150g

- 4-5 củ sả

- 3-4 quả khế chua

- 20g vừng

- 4-5 cái lá chanh

- Ớt, tỏi, muối, đường, chanh

- Rau ăn cùng: lá sung, lá đinh lăng hoặc các loại lá khác như lá mơ, rau thơm các loại.

Cách làm:

Thịt chân giò rửa sạch, để ráo sau đó đem thui vàng. Ngon nhất là bạn thui bằng rơm, nếu không có rơm bạn có thể quấn giấy xung quanh miếng thịt rồi thui hoặc cho lên bếp lửa thui vàng các mặt cũng được.

Thịt sau khi thui, rửa lại cho sạch rồi cho vào áp chảo cùng với vài lát riềng, sả lót dưới đáy chảo. Đun với lửa liu riu khoảng 15-20 phút, khi thịt chín có màu vàng sậm, mùi thơm của thịt quyện cùng mùi thơm của sả của riềng.

Riềng rửa sạch, thái lát sau đó cho vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ. Khế rửa sạch, gọt bỏ viền xung quanh, bỏ hạt, lõi sau đó thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ. Vừng rang chín.

Thái thịt thành những miếng mỏng.

Thịt sau khi thái mỏng, trước hết đem bóp cùng với khế chua ở trên sao cho vị chua của khế ngấm vào thịt. Tiếp đến cho riềng đã giã nhỏ ở trên cùng vài lát ớt, chút gia vị nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng rắc chút vừng, lá chanh và vài lát sả trộn đều là được.

Chạo chân giò ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá lộc vừng, lá đinh lăng hoặc thêm chút lá mơ, rau thơm các loại. Chấm cùng tương bần hoặc nước mắm chua ngọt. Khi ăn mùi thơm của thịt nướng quyện cùng mùi thơm của riềng, sả, lá chanh tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn cho món ăn này.

NEM NẮM

Nguyên liệu:

- Thịt mông sấn: 500gr (nếu thích ăn nhiều bì thì thêm khoảng 200gr bì)

- Tỏi: 1 củ to

- Lá sung, thính gạo, nước mắm, gia vị…

Cách làm:

Thịt lợn rửa sạch, luộc với lượng nước vừa đủ. Luộc vừa chín tới, vớt ra đĩa để thịt nguội.

Tách riêng bì ra. Lưu ý không lạng bớt phần mỡ đi vì nếu bỏ mỡ đi nhiều thì nem sẽ bị khô.

Thái sợi phần bì và băm nhỏ thịt. Tỏi bóc vỏ, giã nhỏ, thêm thính, 1 thìa nước mắm ngon, 1 thìa gia vị (hoặc hạt nêm) vào rồi trộn đều với bì và thịt băm nhỏ. Nắm nem thành từng nắm chặt tay, ăn cùng với nước mắm nguyên chất hoặc nước mắm pha chua ngọt đều ngon.

MĂNG THỊT TRỘN THÍNH

Nguyên liệu:

- Măng củ tươi: 300g

- Thịt ba chỉ heo: 150g- 50g đậu phộng

- 20g vừng trắng

- 20g thính gạo

- 1 củ tỏi, ớt, lá chanh

- Gia vị: muối, đường, mì chính.

- 1 cái bánh tráng nướng.

Thực hiện:

 Măng tươi lột vỏ, bỏ phần già, chỉ lấy phần non. Thái lát mỏng sau đó thái sợi nhỏ, ngâm nước muối loãng khoảng 60 phút, cứ 15-20 phút lại thay nước một lần cho xả hết đắng và phần độc tố trong măng.

Bắc một nồi nước sôi, thêm chút xíu muối và cho măng vào luộc chín khoảng 5 phút.

Sau đó đổ măng ra rổ cho thật ráo.

Thịt ba chỉ rửa sạch, cho vào luộc chín cùng với chút muối cho thịt được ngấm. Thịt chín, vớt ra để nguội, cũng thái sợi nhỏ.

Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã giập, chú ý món này thì đậu phộng giã nhỏ hơn so với các món gỏi thông thường nhé. Vừng trắng cũng rang chín, giã nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhuyễn. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập nát sau đó bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát.

Măng sau khi luộc chín, để thật ráo rồi cho vào 1 cái tô lớn, thêm thịt heo đã thái sợi ở trên vào cùng. Ướp với chút muối, mì chính, tỏi, ớt và chút xíu đường (cho vị hài hòa hơn), nêm nếm vừa miệng rồi để khoảng 15 phút cho ngấm.

 Trước khi ăn trộn măng đã ướp gia vị ở trên với thính gạo, vừng trắng và đậu phộng, thêm chút lá chanh đã xắt nhuyễn nữa là được.

Món này ăn cùng với bánh tráng nướng đặc trưng của người miền Trung, bẻ một miếng bánh tráng nướng, xúc phập từ lòng đĩa để tất cả các nguyên liệu từ măng tươi, thịt, thính gạo, vừng, đậu phộng, ớt, lá chanh ...đều có đầy đủ trên miếng bánh hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho món ăn này.

NEM TAI THÍNH

Nguyên liệu:

- Tai lợn: 1 cái- Thính: 100 g- Cà rốt: 1 củ; Dưa chuột: 1 quả; Chuối xanh: 1 quả; Dứa: 1 quả- Chanh tươi: 1-2 quả- Tỏi: 1 củ; Ớt: 1 quả- Rau các loại (lá sung, lá đinh lăng, rau húng quế…)- Gia vị: Đường, mắm ngon, bột canh...

Cách làm:

Tai lợn làm sạch, luộc chín, thái mỏng. (Để tai lợn được trắng lên ngâm tai lợn vào âu nước sôi để nguội, thêm vài viên đá).

Rau các loại rửa sạch, ngâm nước muối loãng.

Cà rốt, dưa chuột, dứa, chuối xanh rửa sạch, thái chỉ. (Nên ngâm củ quả bằng nước sôi để nguội).

Pha nước mắm chấm nem cuốn theo tỷ lệ: Cứ 1 thìa nước mắm, thêm 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa nước nguội sau đó cho thêm ớt, tỏi băm vào.

Khi thái xong tai lợn cho vào một cái âu sạch. Cứ một lớp tai thêm 1 lớp thính và thêm 1 thìa mì chính, 1 thìa bột canh rồi trộn đều rồi cho ra đĩa. Dùng lá sung cuộn lại với dưa chuột, cà rốt, dứa thái mỏng, ít lá đinh lăng và chấm mắm chua ngọt.

Món ăn có vị giòn giòn của tai heo, thơm bùi của thính cùng với vị chua cay, ngòn ngọt của nước chấm vô cùng hấp dẫn.

Theo phunuvietnam.vn

Lừa đảo trực tuyến đang nhắm đến trẻ em và người cao tuổi

Không chỉ là nạn nhân trực tiếp của các vụ lừa đảo trực tuyến, trẻ em và người già còn có thể bị các đối tượng xấu sử dụng thông tin cá nhân để tấn công lừa đảo những người thân của họ.

Á hậu tiết lộ bí quyết gắn kết tình cảm vợ chồng khi hôn nhân căng thẳng

Sau sinh, Á hậu Ngọc Khánh có dấu hiệu trầm cảm, chồng của cô cũng căng thẳng do con khó nuôi. Để hâm nóng tình cảm, cả hai đặt ra quy tắc nắm tay nhau trong lúc ngủ.

Tạm giữ kẻ tống tiền người tình đã có chồng bằng clip ân ái

Trong thời gian yêu nhau, Phạm Viết Khoa đã quay lại nhiều video clip ân ái với người tình rồi dùng nó để đe dọa, tống tiền người tình.

Có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Thiên hạ vẫn đang bàn đủ thứ chuyện về giáo dục, môn nào chính, môn nào phụ, nên học môn nào, bỏ môn nào; nhưng có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Lời chúc Ngày Gia đình Việt Nam hay, ý nghĩa

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hãy gửi tới người thân yêu của chúng ta những lời chúc tốt đẹp nhất.

6 tác động xấu đối với đàn ông khi quá lâu không làm 'chuyện ấy'

Một số nghiên cứu chỉ ra đàn ông quan hệ tình dục đều đặn có thể tăng cường sức khỏe, tăng tuổi thọ. Như vậy, nếu họ lười làm "chuyện ấy" có thể gặp một số bất lợi về cả thể chất lẫn tinh thần.

Những điều kiêng kỵ và nên làm trong tết Đoan ngọ 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tết Đoan ngọ, ngoài chuẩn bị mâm cúng chu đáo để dâng lên tổ tiên, thần linh mọi người cần chú ý những việc sau để nhận về may mắn, tránh xui xẻo.

Khung giờ vàng cúng tết Đoan ngọ năm 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, có 4 khung giờ đẹp để cúng tết Đoan ngọ năm 2023.

Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào ngày nào?

Hàng năm, tết Đoan ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Năm 2023, tết Đoan ngọ rơi vào thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.

Thoát khỏi địa ngục bạo hành sau đám cưới cổ tích làm dâu hào môn

Từ câu chuyện của Thủy Hương, chuyên gia tâm lý cảnh báo, mỗi phụ nữ khi bị bạo hành thì đừng cam chịu. Hãy phá vỡ sự im lặng, tìm đến trợ giúp pháp lý, chuyên gia tâm lý hoặc cơ quan công an để được tư vấn, bảo vệ kịp thời.

Đang cập nhật dữ liệu !