Giúp bé “càng cua” trở lại cuộc sống bình thường

Ngày 8/7, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật “sửa chữa” thành công dị tật bàn tay, bàn chân như hình càng cua cho một bệnh nhi 2 tuổi.

Bàn tay của bé L trước khi phẫu thuật

Bé trai B.H.L (2 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng cả tứ chi dị dạng hình... càng cua.

Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, ở tháng thứ 6 của thai kỳ, thông qua siêu âm, các bác sĩ cho biết em bé trong bụng chị có tứ chi dị dạng hình càng cua.

Sau khi bé B.H.L chào đời, toàn bộ 2 bàn tay, 2 bàn chân của bé đều có 4 ngón và bị chẻ đôi khiến cho mọi sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Với bàn tay, bàn chân không bình thường, bé L. hầu như không thể cầm nắm đồ vật và chơi đùa như trẻ em cùng trang lứa.

Sợ con không cầm viết được thì không thể đi học, gia đình đã đưa bé đến khắp các bệnh viện lớn, nhỏ để tìm cách điều trị nhưng các bệnh viện đều trả lời chưa thể điều trị vì nhiều rủi ro và biến chứng. Với hy vọng cuối cùng, gia đình đưa bé B.H.L đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tình trạng các chi trước và sau phẫu thuật.

Tại đây, ê-kíp chỉnh hình của bệnh viện đã đánh giá phân loại và xác định đây là loại dị tật loại 3, dính ngón 1 và 2 phức tạp, không có kẽ ngón. Sau khi hội chẩn liên tục và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ bác sĩ Terry Light - chuyên gia bàn tay của Hoa Kỳ, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã quyết định “sửa chữa” tứ chi dị dạng của em sau kiểm tra sức khỏe tổng quát ổn định.

Do bệnh nhi thuận tay trái nên các bác sĩ quyết định sửa chữa bàn tay trái trước, sau gần 2 giờ khéo léo cắt nối và tạo hình, bàn tay em được phục hình 80%, chức năng vận động được bảo tồn gần như bình thường, tay em co duỗi, cầm nắm và cảm giác nóng lạnh khá tốt.

Trên đà thành công, các bác sĩ tiếp tục sửa chữa với ba phần chi còn lại. Hiện sức khỏe của bệnh nhi B.H.L đang bình phục dần sau mổ, đi lại tốt, cầm nắm khả quan, dự kiến em sẽ cầm viết được, có thể đến trường sau khi tập vật lý trị liệu đầy đủ, định kỳ tại bệnh viện.

Theo bác sĩ Nguyễn Dương Phi (công tác tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố), hội chứng càng cua hay còn gọi là hội chứng càng tôm hùm (lobster claw syndrome) là hội chứng hiếm gặp chiếm tỉ lệ 1/100.000 trẻ sinh sống, khiến bàn tay và bàn chân người bệnh phát triển không bình thường ngày từ trong bụng mẹ. Do đó, người bệnh sinh ra thường có một khe hở nơi lẽ ra là chỗ của ngón (tay hay chân) giữa khiến bàn tay hoặc chân có hình dáng như chiếc càng tôm hùm. Ngày nay, phẫu thuật tái tạo, sử dụng tay, chân giả có thể giúp cải thiện chức năng cho những người mắc hội chứng này.

An Nhiên

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Đang cập nhật dữ liệu !