Nhặt “sạn” sách Luyện tập tin học 1

Nhiều trường đang sử dụng sách Luyện tập tin học 1 của NXB Giáo dục Việt Nam để dạy nhưng dù tái bản nhiều lần, cuốn sách này vẫn còn lỗi.

Lỗi đầu tiên của cuốn sách nằm ở trang 7 với phần giới thiệu: “Máy tính gồm có nhiều thành phần riêng biệt… Thùng điều khiển (CPU): chính là bộ não của máy tính”. Thùng điều khiển như hình minh họa kèm theo chỉ có ở các máy vi tính để bàn (desktop) và được gọi là “case” (nghĩa là vỏ, bọc) chứ không phải là “CPU”. CPU (central processing unit) là bộ phận quan trọng của máy tính được gắn lên bản mạch chủ (mainboard) và đóng vai trò là bộ xử lý trung tâm, hay còn được xem là “bộ não” của máy tính. Mainboard có thể được gắn bên trong vỏ máy tính (case) hoặc đặt bên ngoài vỏ máy tính vẫn hoạt động bình thường. 

{keywords}

 Trang 7 của sách giới thiệu sai khái niệm “CPU”

Như vậy, giới thiệu thùng điều khiển với từ viết tắt “CPU” và giải thích là bộ não của máy tính là không chính xác. Ngoài ra, “case” theo hình minh họa này chỉ có ở máy để bàn như đã đề cập, các máy tính cá nhân khác (như laptop) thì không có thùng điều khiển này. 
Liên quan khái niệm này, các tác giả cũng không chính xác khi giới thiệu ở trang 8 hình một máy tính với chú thích “máy tính cá nhân (laptop)”. Máy tính cá nhân (personal computer - PC) là từ dùng chung để gọi các máy tính phục vụ mục đích cá nhân… Laptop chỉ là một dạng của máy tính cá nhân, bên cạnh desktop như đã nói ở trên.

{keywords}

 Trang 8 của sách giới thiệu sai khái niệm “máy tính cá nhân”

Trang 11 có câu hỏi: “Chuột máy tính thông thường có bao nhiêu nút bấm?”. Câu trả lời mong muốn của tác giả có thể là hai nút bấm trái - phải. Tuy nhiên, hình minh họa cho câu hỏi kế tiếp đưa ra ba hình thì hai hình A và C mỗi chuột máy tính gồm hai nút trái - phải, nhưng hình B chuột máy tính có thêm ít nhất hai nút bên cạnh trái (thường dùng để tăng - giảm âm lượng). Vậy câu hỏi trên chưa chặt chẽ, HS lớp Một có thể trả lời sai với các minh họa này. 

Trang 12: “Chuột máy tính khi di chuyển trên màn hình máy tính có hình dạng gì?”. Chuột máy tính khi di chuyển ở đâu thì cũng mang hình dạng mà nó được sản xuất ra. Câu hỏi này có thể tác giả nhằm kiểm tra HS về sự thay đổi hình dạng của con trỏ chuột (cursor) trên màn hình máy tính. Nếu như vậy, có thể thay đổi thành: “Khi di chuyển chuột máy tính, con trỏ chuột trên màn hình máy tính có thể có những hình dạng gì?”. Như vậy, câu hỏi rõ ràng và chính xác hơn.

{keywords}
Câu hỏi ở trang 12 chưa rõ ràng và chính xác nội dung muốn hỏi

Ngoài ra, một nội dung hay câu hỏi không có đáp án chính xác hoàn toàn. Ví dụ, ở trang 10: “Mặt dưới của chuột máy tính có bộ phận gì?”. Câu hỏi này có nhiều đáp án khác nhau. Với chuột sử dụng bi lăn (giờ hiếm gặp) thì mặt dưới chuột là viên bi và vòng khóa bi. Chuột sử dụng công nghệ quang học thì là đèn led (thường có màu đỏ). Và với chuột sử dụng công nghệ lazer phổ biến hiện nay thì câu hỏi này có nhiều đáp án như: đèn (đèn lazer), công tắc bật tắt chuột, nắp đựng pin, thậm chí là tem bảo hành. Hoặc như trang 66 giới thiệu giao diện của phần mềm Paint với các thành phần: menu, ribbon, tiêu đề, cuộn dọc, cuộn ngang.

Đến trang 67, câu hỏi: “Khoanh tròn chữ cái trước câu phát biểu đúng” có lựa chọn D là “Thanh thước ngang nằm trên thanh ribbon”. Từ đầu đến trang 66 không thấy nội dung nào nói đến khái niệm “thanh thước ngang”. Phải chăng, các tác giả đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm “thanh cuộn ngang” được giới thiệu ở trang 66 và một khái niệm “thanh thước ngang” nào đó?

Cuối cùng, một “hạt sạn” tuy không lớn nhưng khá nguy hiểm khi tạo thói quen không tốt cho HS, đó là ở trang 17. Các tác giả giới thiệu cách mở tập tin bằng cách nhấp đôi chuột vào tên tập tin đó. Đây là cách làm nguy hiểm mà đa số người dùng máy tính đều không sử dụng, vì nếu gặp phải tập tin chứa vi-rút máy tính, việc nhấp đôi chuột vào tập tin có thể vô tình khởi động chương trình vi-rút đó gây hại cho máy tính của người dùng. Thay vào đó, thao tác hợp lý hơn là nhấn chuột phải trên tên tập tin, chọn “Open”. Như vậy, hệ điều hành sẽ mở tập tin với đúng phần mềm mặc định được quy định cho loại tập tin đó. Cách làm này an toàn hơn cho người sử dụng.

Với một quyển sách được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông, nhất là từ lớp Một mà chứa nhiều “hạt sạn” như thế này là đáng lo. Vì trẻ em khi đã ghi nhớ một kiến thức sai thì rất khó để điều chỉnh sau này. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần sớm xem xét chỉnh lý nội dung cho chính xác và rõ ràng hơn. Ban giám hiệu các trường cũng cần xem xét việc tiếp tục sử dụng cuốn sách này cho HS lớp Một trong năm học 2020-2021 hay không, để tránh việc cung cấp sai kiến thức cho các em. 

Nguyễn Hữu Phát

(giảng viên Khoa Công nghệ thông tin Trường đại học Hoa Sen)

Theo www.phunuonline.com.vn

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

Đang cập nhật dữ liệu !