“Bí kíp" giúp thí sinh vững tâm lý đi thi mùa dịch

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm đã có những chia sẻ giúp thí sinh bình tĩnh, tự tin đi thi mùa dịch.

Chỉ còn ít ngày nữa là thí sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với nhiều áp lực và lo lắng, làm sao để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi. Sau đây là những lưu ý và kỹ năng cần thiết dành cho các thí sinh

Đảm bảo sức khỏe

Hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, kèm theo áp lực thi cử sẽ ảnh hưởng nhất định đến thể trạng, sức khỏe của thí sinh. Muốn có kết quả kỳ thi tốt, trước hết các thí sinh cần thực hiện theo yêu cầu của chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng, đảm bảo sức khỏe, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch (đeo khẩu trang khi ra ngoài, khử khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế, không tụ tập đông người).

Chỉ còn vài ngày thí sinh trên cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT - Ảnh: Tam Nguyên
Chỉ còn vài ngày nữa, thí sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT - Ảnh: Tam Nguyên

Các bạn thư giãn, lấy lại sự cân bằng cần thiết, dành thời gian để tập thể dục, nghe nhạc, xem phim, có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bằng các thực phẩm bổ dưỡng: thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả tươi, rau xanh… và ăn đúng bữa.

Tuyệt đối không ăn uống các thực phẩm không rõ nguồn gốc, mất an toàn vệ sinh, vì chúng có thể gây một số bệnh, một số tình huống đáng tiếc như đau bụng, tiêu chảy, sốt… tốt nhất là phải ăn chín uống sôi. Trước ngày thi không nên thức khuya hoặc dậy quá sớm. Cần ngủ đủ giấc để nạp lại năng lượng đồng thời giúp tinh thần sảng khoái. Chọn khung giờ học phù hợp, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như trà đặc, cà phê đặc, nước tăng lực…

Chuẩn bị kỹ “hành trang” trước khi đi thi

Việc chuẩn bị kỹ “hành trang” giúp các bạn không thiếu sót gì trước khi đi thi, trước khi đi thi 1-2 ngày, cần chuẩn bị các giấy tờ quan trọng như giấy báo dự thi, CMND/CCCD, các vật dụng cần thiết phục vụ cho các môn thi trong ngày, chuẩn bị ít nhất 2-3 cây viết cùng màu (nên là màu xanh), đầy mực, dùng bút bi, tránh dùng bút máy, bút nước (dễ lem), chuẩn bị thước kẻ, ê-ke, compa, viết chì, gôm, bịch khăn giấy nhỏ… đang trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nên chuẩn bị khẩu trang, chai dung dịch sát khuẩn nhỏ… Các vật dụng này nên sắp xếp vào túi đựng dụng cụ mang đi thi. Không dùng và không mang theo bút xóa. Máy tính phải thay pin mới, không nên mượn máy tính lạ, chưa quen sử dụng, nên kiểm tra lại máy tính trước khi đi thi. Tuyệt đối không đem điện thoại, tài liệu, vật dụng thu phát thông tin vào khu vực thi

ThS Phạm Doãn Nguyên chia sẻ cùng thí sinh
ThS Phạm Doãn Nguyên chia sẻ cùng thí sinh

Đồng thời nên chuẩn bị thêm một chiếc dù cá nhân hoặc áo đi mưa bên mình để dự phòng khi trời đổ mưa, mang theo chai nước suối đã bóc nhãn để sử dụng khi có nhu cầu.

Chọn bộ trang phục thật đẹp, thoải mái, phù hợp nhất để mặc trong ngày đi thi, điều đó sẽ giúp các bạn có “thần thái” tự tin khi xuất hiện trước mọi người, tranh thủ đến hội đồng thi sớm để ổn định thể trạng và thư thái tinh thần.

Tâm lý vững vàng, tự tin chiến thắng

Khi có tâm lý vững vàng là có tinh thần chiến thắng tất cả, hãy bình tĩnh và tin tưởng vào bản thân mình, tin là mình sẽ làm được, không nên đặt nặng vấn đề đậu rớt, mà luôn trong tâm thế cố gắng hết mình.

Có mặt tại điểm thi trước giờ gọi vào phòng thi ít nhất 30 phút.

Khi nhận giấy thi và giấy nháp, hãy kiểm tra tất cả các trang xem có gì bất thường không. Nếu có bất thường, liên hệ ngay với thầy/cô giám thị để đổi giấy thi và giấy nháp. Cẩn trọng viết các thông tin chính xác vào giấy thi và giấy nháp, những gì chưa rõ có thể trao đổi công khai với thầy/cô giám thị để được hướng dẫn kỹ hơn.

Khi nhận đề thi, cần kiểm tra các trang của đề thi đã đầy đủ, rõ ràng chưa. Cần dành thời gian đọc thật kỹ đề một lần, linh động tiến lùi và nhớ rằng câu dễ làm trước, câu khó làm sau, câu không biết gì cũng phải làm với tinh thần “thà tô nhầm còn hơn bỏ sót” vì có làm mới có cơ hội có điểm, hãy sử dụng giấy nháp một cách hiệu quả nhất.

Tuyệt đối không bị “ám thị” phòng thi, bình tĩnh chiến đấu đến giây phút cuối cùng “làm đúng quan trọng hơn làm nhanh”. Nếu làm xong bài thi sớm không nên ra về vội, hãy đọc và kiểm tra kỹ lại bài thi 1-2 lần nữa. Những câu còn phân vân có thể làm lại vào giấy nháp để chắc chắn hơn, điều này có lợi cho bạn vì khi đã nộp bài ra khỏi phòng thi coi như bạn không còn cơ hội “sửa sai” trong bài thi nữa.

Sau khi kết thúc mỗi môn thi, bạn nên quên hết tất cả những gì liên quan đến môn thi đó mà tập trung vào môn thi hiện tại, hãy cố gắng tập trung cao độ cho các môn thi tiếp theo, kỳ tích sẽ đến với bạn.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên - Trường đại học Kinh tế Tài chính TPHCM

Nữ sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT: Tự tin hay lo lắng?

Nữ sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT: Tự tin hay lo lắng?

Gia Linh bước vào kỳ thi với tâm thế tự tin, Hiền Linh và Minh Ngọc đã xác định ngôi trường trong mơ. Trong khi đó, Hà Anh thận trọng chờ kết quả thi rồi mới quyết định chọn trường đại học phù hợp.

Theo www.phunuonline.com.vn

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !