Giáo viên tham gia chọn SGK mới: “Có khác nào cưỡi ngựa xem hoa”?

Đầu tháng 2/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong các cơ sở giáo dục phổ thông, khiến các nhà trường chỉ có khoảng hơn một tháng để thực hiện việc lựa chọn SGK.

Như vậy, từ nay đến khi chốt phương án chọn SGK lớp 1 vào cuối tháng 3/2020, các nhà trường sẽ có khoảng hơn một tháng để thực hiện việc lựa chọn SGK.

Cũng theo thông tư này, người đứng đầu các cơ sở giáo dục phổ thông (hiệu trưởng) sẽ phải thành lập hội đồng chọn SGK và mỗi trường sẽ thành lập một hội đồng.

Hội đồng bao gồm: người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn; đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) có SGK được lựa chọn; đại diện Ban phụ huynh học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông.

Có thể thấy, thời gian mà giáo viên đọc và đưa ra ý kiến cũng như bảo vệ ý kiến cho việc chọn SGK cho học sinh trường mình cũng không còn quá nhiều. Thời gian gấp gáp là thế nhưng theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay rất nhiều giáo viên ở địa phương cũng còn chưa nhìn thấy bộ SGK cho chương trình mới.

Bộ SGK mới mà giáo viên phải đưa ra lựa chọn.

“Đọc và đưa ra ý kiến với gần 40 quyển SGK ở các môn là điều không hề đơn giản. Thế nhưng đến giờ, chúng tôi vẫn chưa được tận mắt nhìn thấy cuốn sách hay dở ra sao.

Đó là chưa kể, SGK đó không có sách giáo viên hướng dẫn nên không biết bộ nào phù hợp và không phù hợp. Chỉ riêng việc đọc cũng làm sao giáo viên hiểu hết. Theo chúng tôi phải dạy qua một năm rồi mới biết cái ưu điểm với nhược điểm, chứ giờ yêu cầu giáo viên chọn bộ SGK nào thì thực sự là không khả thi", một giáo viên tiểu học tại Ý Yên (Nam Định) cho hay.

Cũng theo giáo viên này, có những chỗ (kiến thức trong SGK) chỉ khi bắt tay vào nghiên cứu, giảng dạy thực tế mới lộ ra bất cập. Trong khi chỉ còn hơn 1 tháng là phải chốt việc lựa chọn SGK. "Nếu cứ bắt buộc phải chọn SGK theo đúng tiến độ yêu cầu như hiện nay có khác nào "cưỡi ngựa xem hoa". Nhiều đồng nghiệp của tôi ở các tỉnh khác như Bình Thuận, Hải Dương, SGK còn chưa đến tay giáo viên thì sao mà chúng tôi lựa chọn được” - cô giáo này thắc mắc. 

Cùng quan điểm, Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn – Giáo viên trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh – TP.HCM) cho hay: “Cá nhân tôi thấy việc lựa chọn SGK hiện nay cũng chỉ dựa trên sự nhận định một cách cảm tính của giáo viên. Trong khoảng thời gian eo hẹp như hiện nay, giáo viên phải đọc 38 cuốn SGK và yêu cầu chọn khó tránh khỏi kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.

Bởi lẽ, để chọn được SGK tối ưu, tôi nghĩ giáo viên, học sinh phải được dạy thử, học thử... Nhiều cuốn sách khi đưa vào dạy học mới bộc lộ những bất cập, những “hạt sạn”. Lúc đó, giáo viên muốn kiến nghị đổi SGK thì các cở sở giáo dục sẽ phải ra sao? Tất nhiên, nếu làm tốt thì việc chọn SGK cũng sẽ là cơ hội để các trường khẳng định thương hiệu của mình”.

Cũng theo thầy Sơn, việc giao quyền tự chủ lựa chọn SGK cho các cơ sở giáo dục phổ thông là hợp lý. Việc này sẽ giảm áp lực chọn SGK sử dụng chung trong phạm vi cả nước, vừa phù hợp với tình hình thực tế tại các đơn vị, địa phương. Mỗi địa phương sẽ có bộ SGK mang nét “đặc trưng riêng”, có tính vùng miền và phù hợp với trình độ của học sinh.

"Để lựa chọn được bộ SGK sử dụng trong nhà trường của mình, các thành viên phải đọc kĩ về nội dung kiến thức và so sánh với chương trình môn học đã được công bố. Mỗi thầy cô được nhà trường cơ cấu trong Hội đồng lựa chọn SGK phải đọc, phải mở từng trang, đọc từng dòng của mỗi cuốn SGK.

Sự cẩn trọng, tỉ mỉ khi thẩm định là yêu cầu không thể thiếu khi đánh giá mỗi một cuốn sách SGK. Nhưng với thời gian ít ỏi của mình, sẽ có rất ít giáo viên thực hiện được điều này. Đó cũng là điều rất đáng tiếc, chưa nói tới trình độ của người được chọn để thẩm định SGK có đủ tiêu chuẩn", Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn trăn trở.

Hoàng Thanh
Từ khóa: sách giáo khoa mới giáo viên chọn SGK mới thông tư hướng dẫn chọn sách giáo khoa

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Đang cập nhật dữ liệu !