Giao tranh Armenia - Azerbaijan không ngừng 'nóng', Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc

Hôm 29/9, thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan thông báo trên Facebook cho biết, tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ Su-25 của Armenia.

Tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-25 Armenia?

“Trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong các trận không chiến và phòng không, máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay Su-25 của Không quân Armenia trên không phận Armenia. Phi công cũng đã hy sinh”, RIA trích thông báo cho biết.

Theo các nguồn tin, F-16 đã cất cánh từ sân bay Ganja của Azerbaijan và thực hiện các cuộc tấn công vào các khu định cư, các đơn vị của quân đội Armenia gần. Chiếc chiến đấu cơ che chắn cho nhóm hàng không Azerbaijan và máy bay không người lái (UAV) tấn công các điểm dân cư ở Vardenis, Mets Masrik và Sotk ở Armenia.

Bà Stepanyan cho biết, chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã đi sâu 60 km vào lãnh thổ của Armenia.

{keywords}
Tranh chấp Nagorno-Karabakh tiếp tục căng thẳng. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Armenia)

Đáp trả, Ankara bác bỏ thông tin cho rằng chiếc chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc Su-25 của Armenia. Người đứng đầu bộ phận truyền thông của chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, ông Fahrettin Altun tuyên bố rằng “tin bắn rơi máy bay là hoàn toàn sai”.

Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Armenia là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Đại sứ Armenia tại Nga, ông Vardan Toghonyan nói rằng Yerevan vẫn chưa nộp đơn lên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể về tình hình ở Nagorno-Karabakh, nhưng nhấn mạnh rằng sau vụ tấn công máy bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vấn đề này đang được thảo luận.

Ngoài ra, bà Stepanyan cho hay, lực lượng Karabakh đã hạ gục 12 xe tăng Azerbaijan trong 3 giờ.

Liên Hợp Quốc kêu gọi chấm dứt xung đột ở Nagorno-Karabakh

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet bày tỏ sự lo ngại về tình hình bùng phát trầm trọng ở Nagorno-Karabakh và kêu gọi các bên chấm dứt ngay các hoạt động chiến sự. “Tôi lo ngại về việc tái diễn hành động chiến sự trên tuyến giáp ranh trong khu vực xung đột ở Nagorno-Karabakh và kêu gọi các bên lập tức chấm dứt hành động thù địch”, bà Bachelet tuyên bố.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng bày tỏ sự lo ngại trước các thông báo về số dân thường chết và bị thương, thiệt hại tài sản dân sự và cơ sở hạ tầng. Bà Bachelet cũng kêu gọi tất cả các bên tuân thủ luật nhân đạo, cụ thể là bảo vệ dân thường và những người không tham chiến.

Duma Quốc gia Nga thông qua tuyên bố về tình hình ở Nagorno-Karabakh

Mới đây, Duma Quốc gia Nga đã thông qua một nghị quyết với tuyên bố về tình hình ở Nagorno-Karabakh, trong đó các nghị sĩ Nga kêu gọi các bên quay trở lại bàn đàm phán và bày tỏ sự sẵn sàng trở thành người hòa giải trong việc ổn định tình hình.

“Duma Quốc gia Nga tuyên bố về sự cần thiết ngừng bắn ngay lập tức, ngăn chặn leo thang đối đầu trong khu vực, không thể có giải pháp khác ngoài việc giải quyết xung đột một cách hòa bình. Các đại biểu Duma Quốc gia kêu gọi các bên quay trở lại quá trình đàm phán càng sớm càng tốt và sẵn sàng hỗ trợ hòa giải để ổn định tình hình”, thông báo cho biết.

Ngoài ra, các đại biểu bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng trong bối cảnh gia tăng căng thẳng tại khu vực xảy ra xung đột Nagorno-Karabakh, dẫn đến nhiều thương vong về người và lên án mạnh mẽ việc các bên sử dụng vũ lực.

Điện Kremlin kêu gọi các bên nối lại con đường ngoại giao

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết, Nga kêu gọi các nước đối tác, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ giúp đưa cuộc xung đột giữa Armenia - Azerbaijan quay về hướng chính trị và ngoại giao.

Ông Peskov cho biết thêm, Moscow đang theo sát những gì đang diễn ra ở Nagorno-Karabakh để xác định các bước đi tiếp theo.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Azerbaijan

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Azerbaijan cả trên bàn đàm phán và trên chiến trường. “Chúng tôi muốn vấn đề Nagorno-Karabakh được giải quyết một cách triệt để. Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều nhưng vô hiệu. Chúng tôi luôn sát cánh với Azerbaijan cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán”, ông Cavusoglu nói.

Theo ông Cavusoglu, cộng đồng thế giới đã nhầm lẫn, đặt Azerbaijan và Armenia trên cùng một bình diện trong cuộc xung đột. “Chúng tôi nói với cả thế giới: Azerbaijan và Armenia không giống nhau. Chúng ta đều ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và Gruzia. Nhưng Azerbaijan bị đánh đồng với Armenia, quốc gia đã chiếm đóng các vùng đất của họ. Và điều này là không thể chấp nhận được”, ông Cavusoglu nói thêm.

Armenia cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ gây hấn trực tiếp

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Armenia Artsrun Hovhannisyan cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ gây hấn trực tiếp. “Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện hành động gây hấn trực tiếp chống lại Armenia”, ông Hovhannisyan viết trên Facebook.

Trước đó, Ngoại trưởng Armenia Zohrab Mnatsakanyan nói rằng cuộc tấn công vào thành phố Vardenis của Armenia được thực hiện bởi một máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nagorno-Karabakh (người Armenia chiếm đa số) tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan vào năm 1991. Cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan kéo dài cho đến năm 1994 khi các bên đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình do Nhóm OSCE Minsk với các nhà ngoại giao từ Pháp, Nga và Mỹ làm trung gian và Nagorno-Karabakh vẫn là một nước cộng hòa chưa được công nhận kể từ đó.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !