Giao thừa của bác sĩ gắn với bệnh viện

Khác với khoảnh khắc đón giao thừa với không khí vui vẻ thì ở trong các khoa cấp cứu của bệnh viện, các bác sĩ vô cùng vất vả để cấp cứu người bệnh qua cơn nguy kịch với đủ những câu chuyện vui buồn lúc giao thừa.

Sao bệnh nhân đông đến thế

Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Đức Hùng – Khoa cấp cứu A9, BV Bạch Mai, kể chuyện anh bắt đầu ra trường từ 2005 và chưa có năm nào không phải trực tết. Lần đầu tiên trực Tết cấp cứu rất hào hứng vì nghĩ chắc sẽ vui, được ở bên đồng nghiệp nhưng mọi ý nghĩ đó đều vụt tắt.

Thạc sĩ Hùng kể đêm giao thừa sao bệnh nhân vào viện đông thế, từ chập tối tới lúc giao thừa. Lúc đó, bác sĩ Hùng thấy “choáng”. Tuy nhiên, hơn chục năm gắn bó với khoa cấp cứu ngày Tết thì anh lại thấy nó là điều hiển nhiên. Có những đêm tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngước mặt lên hỏi đồng nghiệp “giao thừa chưa” thì chỉ nhận được câu trả lời “2h sáng rồi”. Áp lực của khoa cấp cứu rất nặng nề vào những dịp Tết, vì vậy bác sĩ Hùng kể năm nào anh cũng chỉ mong người dân quan tâm tới sức khoẻ của mình hơn để làm sao trực Tết của bác sĩ bớt vất vả, cả năm bác sĩ “nông nhàn”.

Mỗi lần nhận lịch trực Tết thấy nhiều bác sĩ trẻ cũng hào hứng như bác sĩ Hùng của ngày xưa anh cũng thấy ấm áp hơn. Khi vắng bệnh nhân, có bác sĩ xin phép ra đường ngó đường tý để nhìn đoàn người đi lại cho có không khí xuân,

Thời khắc chuyển giao sang năm mới ai cũng mong có thể ngồi bên gia đình ôn lại những chuyện đã qua nhưng với bác sĩ Hùng thì năm nào cũng trực Tết và đêm trực họ chỉ nghĩ đến người bệnh của mình tiến triển như thế nào.

Làm bác sĩ cấp cứu, bác sĩ sợ trực Tết vì những ngày này làm việc rất vất vả vì hệ thống phòng khám đóng cửa, người bệnh vào viện đều trong tình trạng nặng. Hơn chục năm đi làm Tết thì bác sĩ liên tục gặp các câu chuyện vui cũng có, buồn cũng có.

Kỷ niệm đón giao thừa mà bác sĩ Hùng nhớ nhất có lẽ đó là đêm giao thừa vài năm sau ra trường. Tối 30 bệnh nhân trẻ được đưa đến trong tình trạng suy hô hấp nặng trên nền bệnh lupus ban đỏ. Bệnh nhân vào viện và đêm 30 lại diễn biến xấu đi. Khi đó quan niệm ở nhiều nơi thời điểm giao thừa không muốn con mất ở bệnh viện, người nhà sợ bệnh nhân không qua khỏi mất ở bệnh viện vào đầu năm mới thì sẽ không thể vào làng để làm đám tang. Người nhà bệnh nhân xin về trước giao thừa để có mất thì mất ở nhà.

Lúc đó, bác sĩ Hùng đã phải xin người nhà cho bệnh nhân ở lại. Sau khi thuyết phục người nhà đã đồng ý cho bệnh nhân tiếp tục ở viện còn nước, còn tát. May mắn 3 ngày sau bệnh nhân đã tỉnh lại. Đây thực sự là kỷ niệm đáng nhớ đêm giao thừa và cũng là niềm vui. Mỗi đêm giao thừa khi gặp các bác sĩ trẻ mới ra trường, bác sĩ Hùng lại kể lại câu chuyện về nữ bệnh nhân đó. Sau mỗi khoảnh khắc vất vả chứng kiến bệnh nhân bên lằn sinh tử, họ đều cảm nhận được niềm vui, ấm áp khi bệnh nhân qua cơn nguy kịch, chiến đấu với tử thần thắng lợi.

Tuy nhiên, cũng có khoảnh khắc buồn khi gặp những bệnh nhân không qua khỏi thì bác sĩ đang có cảm giác năm mới rất vui thì cảm xúc lại trùng xuống. Nhưng cuộc đời làm bác sĩ chắc chắn sẽ trải qua chuyện vui, chuyện buồn nên dần dần chấp nhận cảm xúc đó.

{keywords}
Bệnh nhân cấp cứu tại BV Bạch Mai

Chỉ mong không có tiếng réo cấp cứu

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Minh Đức (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội) chia sẻ, anh có thâm niên trực Tết từ ngày còn sinh viên. Mỗi năm đều trực tết và trong các ca trực đều phải xử lý rất nhiều tình huống vào cấp cứu nên bác sĩ cũng nhớ không xuể kỷ niệm nào với kỷ niệm nào. Có những cuộc mổ xuyên giao thừa, bác sĩ thường ví von cuộc mổ 2 năm.

Nhiều năm trực Tết, chứng kiến sự mất mát đau thương của người nhà bệnh nhân khi người thân của họ không qua khỏi cũng như niềm vui của người thân khi bệnh nhân qua cơn nguy kịch, đủ cả tâm trạng vui buồn.

Bác sĩ Đức cho biết anh chẳng mong ước gì vào đêm giao thừa mà chỉ mong thời khắc này không có tiếng réo của xe cấp cứu. Vì có tiếng réo đồng nghĩa cấp cứu xuyên giao thừa. Cảm xúc đêm giao thừa dần trở nên chai sạn với các bác sĩ trẻ vì lúc này họ chỉ tập trung vào cứu bệnh nhân. Trong lòng họ cũng ẩn nên nỗi sợ hãi làm sao để bệnh nhân không chết đêm giao thừa, làm sao để bệnh nhân qua nguy kịch. Khi mọi việc đã qua họ cũng ẩn hiện nỗi buồn không được ở bên ngoài thân đón Tết, không được ở cạnh cha mẹ mình.

Bác sĩ Đức cho biết hiện tại có lẽ anh không còn cảm xúc lâng lâng khi nhận lịch trực Tết, người nhà cũng quen dần với việc thiếu 1 thành viên đêm giao thừa bởi đó là nghề nghiệp và bước chân vào nghề y họ đã làm quen với khái niệm trực bệnh viện, trực Tết.

Khánh Chi

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !