Giáo sư Phạm Minh Thông: Người vá lỗ hổng mạch máu não

Giáo sư Phạm Minh Thông – nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai là một trong những chuyên gia đầu ngành về điện quang can thiệp, chẩn đoán hình ảnh. Công trình nghiên cứu của GS Thông và cộng sự đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017.

GS Phạm Minh Thông - nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

Người khai sáng kỹ thuật

Trải qua hơn gần 40 năm công tác, làm việc trong lĩnh vực điện quang từ thời kỳ các phương tiện máy móc rất đơn giản gồm các máy chụp X quang, máy tăng sáng truyền hình với điều kiện làm việc hết sức khó khăn và trong môi trường độc hại bởi bức xạ tia X từ năm 1982, với ý chí không quản ngại khó khăn, thầy không ngừng học hỏi, trau rồi ngoại ngữ (Tiếng Pháp, tiếng Anh) để đi du học nhằm tiếp cận những đỉnh cao khoa học về lĩnh vực Điện quang tại Pháp, tại Mỹ. Ông là người Thầy trong lĩnh vực điện quang can thiệp của Việt Nam.

Chia sẻ với chúng tôi, GS Thông cho biết khi tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội, ông chọn học nội trú chuyên ngành điện quang can thiệp. Giáo sư Thông cho biết chuyên ngành này lúc đó còn rất mới và nhiều người nghĩ “nhạt”. ngoài ra, có rất nhiều bác sĩ điện quang không dám làm trong lĩnh vực điện quang can thiệp vì lo sợ bị độc hại bởi bức xạ. Từ đó lĩnh vực này phát triển rất hạn chế, tuy nhiên thầy GS.TS.NGND Phạm Minh Thông đã nắm bắt được xu thế chung của thế giới về vai trò của điện quang can thiệp trong chẩn đoán và điều trị từ đó phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi học xong ông về làm tại Bệnh viện Việt Đức và đam mê với chuyên ngành này. Năm 1991 và 1993 giáo sư Thông được cử sang Pháp học và khi về nước năm 1995, ông chuyển từ Bệnh viện Việt Đức về Bệnh viện Bạch Mai. GS Thông tâm sự lúc đó mới có máy móc trang thiết bị rất đớn giản và Việt Nam vẫn chưa có điều trị các bệnh lý thần kinh bằng điện quang can thiệp.

Năm 1999 tại Bệnh viện Bạch Mai mới can thiệp đầu tiên về ung thư gan, mạch ngoại biên nhưng về thần kinh cần phải làm thì chưa làm được. Trong khi đó, GS Thông cho biết ở nước ta bị tai nạn giao thông nhiều, bệnh nhân bị vỡ xoang hang mắt lồi, hỏng mắt, họ rất đau đớn, chất lượng cuộc sống gần như bằng 0.

Thời đó, để xử lý những ca bệnh này, các bác sĩ phẫu thuật chỉ còn biết sử dụng phương bằng phẫu thuật cổ điển từ những năm 1970 mà phương Tây đã bỏ không làm.

Nhớ lại kỹ thuật phẫu thuật, giáo sư Thông kể các bác sĩ lấy thịt tự thân của người bệnh để xử lý. Các bác sĩ thường gọi là phẫu thuật thả thịt, thả cơ từ động mạch. Kỹ thuật này được dùng từ lây nhưng tai biến nhiều vì trong quá trình phẫu thuật làm tắc lỗ rò khó hơn có bệnh nhân tử vong do thả không đúng, thịt trôi đi gây tắc động mạch và tử vong.

Trong thời gian học tại Pháp, ở phương Tây người ta đã áp dụng kỹ thuật mới trong điều trị bệnh lý xoang hang này bằng can thiệp từ năm 1990, còn ở Việt Nam mổ là lạc hậu.

GS Thông cho biết ông nhìn nhận nền y học thế giới đã phát triển và việc điều trị bằng các kỹ thuật ít xâm lấn. Và việc nút mạch cho bệnh nhân bị bệnh lý xoang hang như này bằng nút mạch là hiệu quả nhất. Theo GS Thông đây là kỹ thuật đưa một ống rất nhỏ, độ 0,5mm, đi theo động mạch đùi lên não, đưa vào trong mạch máu bị vỡ để bít lại.

Từ ca thất bại đầu tiên  đến kỹ thuật thường quy 

Khi triển khai kỹ thuật lần đầu tiên, GS Thông nhớ ca can thiệp này thất bại. Ngay sau đó, giáo sư Thông đã mời giáo sư Deramond từ Pháp sang Bệnh viện Bạch Mai cùng làm và triển khai kỹ thuật. Sau đó là GS Pierot (bạn của bác sĩ thông) cũng từ Pháp sang chuyển giao kỹ thuật từ năm 1999 rồi đến năm 2000, giáo sư Thông mới làm được kỹ thuật một cách độc lập.

GS Thông vẫn miệt mài làm việc và hướng dẫn nhiều học sinh


Tuy nhiên, giáo sư Thông kể dù làm chủ kỹ thuật nhưng làm ở Việt Nam cũng rất khổ do thiếu thốn. Người ta hướng dẫn thông động mạch xoang hang làm bằng nút coil, còn ở nước ta chưa làm nút bằng bóng, khá thô sơ. Các bác sĩ tự tạo bóng, tự tạo van làm thủ công nhưng kết quả rất thành công.

Với đam mê khai sáng và yêu nghề, giáo sư Thông tâm sự không hiểu vì sao lúc đó ông đam mê như thế. Tối nào cũng 1,2 h sáng mới xong việc để về nhà.
Sau thành công của Bệnh viện Bạch Mai đến năm 2001 – 2002, các bác sĩ đã làm rất nhiều bệnh nhân cả nước chuyển về, các nơi về học.

Đến năm 2004 triển khai các bệnh kỹ về não như phình động mạch não, thông mạch não, chuyển giao, học các kỹ thuật. Suốt những năm 2004, 2005, GS Thông hồi tưởng lúc nào ông cũng ba lô trên vai một mình lên đường vào đó chuyển giao từ bắc vào nam và chỉ trong 2 năm các bệnh viện phía trong đã làm được kỹ thuật. Sau này, các bệnh viện chủ động cho bác sĩ đi học thêm ở các nước khác nên giờ kỹ thuật can thiệp điều trị bệnh lý mạch máu thần kinh đã trở thành thường quy.

Đối với Bệnh viện Bạch Mai, giáo sư Thông vẫn tiếp tục đào tạo đến nay nhân rộng cho nhiều người. Đặc biệt, một số tuyến tỉnh đã làm được. GS Thông cho biết kỹ thuật này rất nhiều bác sĩ trẻ ở Bệnh viện Bạch Mai đã làm được.

Từ năm 2000 và đến nay nó đã giúp hàng nghìn bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân bị tai nạn giao thông, được điều trị không cần phẫu thuật thay vì phải mổ xẻ, nhiều tai biến như trước đây.

Ngoài chuyển giao các kỹ thuật can thiệp mạch não, Bệnh viện Bạch Mai áp dụng kỹ thuật này can thiệp điều trị nhiều bệnh lý khác qua đường mạch máu hoặc trực tiếp qua da như điều trị ung thư gan bằng đốt bằng sóng RF, điều trị ung thư gan bằng nút mạch bằng hạt hóa chất, hạt phóng xạ.

 

Và đặc biệt, bệnh viện đang điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng nút mạch. Đây là kỹ thuật mới đã triển khai thành công, người bệnh sau điều trị có chất lượng cuộc sống tốt hơn rất nhiều so với phẫu thuật.

Không chỉ mang kỹ thuật mới, GS Thông còn đưa kỹ thuật cao này vào chính sách của BHYT. Hiện BHYT đã đồng chi trả cho người bệnh nên đây là một thành công rất lớn để người nghèo cũng có thể hưởng kỹ thuật y tế công nghệ cao.

Trong số bệnh nhân được hưởng kỹ thuật này, các bác sĩ tại Trung tâm điện quang, Bệnh viện Bạch Mai không thể nào quên một trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, nhà quá nghèo, trong khi bệnh lí thông động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương nếu không được điều trị sẽ gây mất thị lực và đe dọa tính mang. Trong khi bệnh lý này có thể hoàn toàn điều trị khỏi được bằng can thiệp nội mạch mà không thể điều trị được bằng bất kỳ phương pháp nào. Nhưng gia đình không có đủ kinh phí chi trả và có ý định bỏ về, với lương tâm nghề nghiệp và trình độ kỹ thuật sẵn có giáo sư Thông đã kêu gọi để hỗ trợ toàn bộ chi phí cho người bệnh. Kết quả là bệnh nhân đã được điều trị khỏi hoàn toàn và đã trở lại cuộc sống bình thường.

Bằng việc đưa những kỹ thuật can thiệp điện quang thần kinh về áp dụng tại Việt Nam, GS Phạm Minh Thông đã thay đổi quan điểm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý mạch máu thần kinh. Các kỹ thuật được nhân rộng, rất nhiều bệnh nhân được cứu sống, can thiệp điện quang thần kinh đã thay thế hoàn toàn phẫu thuật trong điều trị thông động mạch cảnh xoang hang do chấn thương, một bệnh thường gặp ở Việt Nam. Giờ đây, hằng năm chỉ tính riêng Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 200 bệnh nhân phình mạch não được điều trị thành công, hàng trăm bệnh nhân khác được điều trị thông động mạch cảnh xoang hang, hàng trăm bệnh nhân đột quỵ não được chẩn đoán và được điều trị tiêu sợi huyết hay lấy huyết khối kịp thời, cứu sống bệnh nhân đột quỵ và không để lại di chứng.

GS Phạm Minh Thông cùng 4 học trò đã đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học-công nghệ năm 2016, lĩnh vực y tế với cụm công trình "Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp nội mạch". Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh đánh giá đây là cụm công trình đặc biệt xuất sắc, có giá trị khoa học-công nghệ lớn lao. Cụm công trình này đã làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận can thiệp trước đây với hiệu quả rất cao và an toàn; có đóng góp to lớn về ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến phục vụ sức khỏe nhân dân; đưa trình độ của ngành điện quang can thiệp nước ta ngang bằng các nước trong khu vực, thậm chí có thể sánh với các nước phát triển trên thế giới.

Với Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016 là phần thưởng vô giá, tuy nhiên còn một phần thưởng lớn lao nữa mà GS.TS Phạm Minh Thông đã có. Đó là các thế hệ học trò của ông, các bác sĩ mọi miền Tổ quốc với kiến thức có được đang chăm lo sức khỏe nhân dân và tiếp nối sự nghiệp trồng người và luôn nhớ về thầy GS.TS.NGND Phạm Minh Thông.

Phương Thúy

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !