Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Sợ nhất cái xấu của người Việt là thiếu trung thực!

“Tôi sợ nhất cái xấu xí của người Việt đó là không trung thực” - GS Ngô Đức Thịnh - Nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam cho biết

LTS:

Bấy lâu nay, câu chuyện "Người Việt xấu xí ở nước ngoài" vốn đã âm ỉ và tạo ra những luồng quan điểm khá trái ngược nhau. Tuy nhiên, có một thực trạng là chuyện "hình ảnh người Việt" ngày càng trở nên quan trọng hơn, có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Có thể nói, hình ảnh, hành động, cách cư xử... của mỗi cá nhân người Việt khi ra nước ngoài có phần nào làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia.

Báo điện tử Infonet bắt đầu cho đăng tải loạt bài "Người Việt xấu xí ở nước ngoài" không nhằm mục đích gì khác ngoài việc tạo ra cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại "điểm xấu" của chính mình và cùng nhau tìm ra giải pháp hạn chế, thay đổi, với tinh thần xây dựng hình ảnh chung.

Mọi thắc mắc, góp ý, tham gia đóng góp bài viết của quý độc giả xin vui lòng gửi về địa chỉ thư điện tử: toasoan@infonet.vn

Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Sợ nhất cái xấu của người Việt là thiếu trung thực! - ảnh 1

Chen chân đổi mũ bảo hiểm ở Đà Nẵng từng gây xôn xao dư luận.

Thưa ông, chuyện người Việt "xấu xí" ở nước ngoài là một vấn đề khá nhức nhối hiện nay. Họ sẵn sàng đổ lỗi và coi một số tính xấu là "tính cách đặc trưng" với những lời cảnh báo bằng tiếng Việt ở các nơi từ Nhật Bản, Thái Lan cho đến đất nước Thụy Sỹ. Quan điểm của ông về câu chuyện này thế nào?

Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Tôi cũng theo dõi thời sự nghe qua câu chuyện hai thanh niên lấy cắp kính ở Thụy Sỹ. Nhưng phải nói rằng ăn cắp thì không phải chỉ người Việt và ở Việt Nam mới có nạn này.

- Nhiều nước âm ỉ bực bội với thói xấu của người Việt

- Tâm sự của một người Việt “nghiện” ăn cắp ở Nhật

Ăn trộm, ăn cắp thì ở đâu cũng có, ai cũng biết điểm nóng của móc túi là ở xung quanh khu vực tháp Eiffel ở Pháp. Cảnh sát còn ken dày đặc ở đó để chống lại nạn móc túi, trộm cắp. Vì thế, chúng ta cũng thấy rằng việc ăn cắp xảy ra ở bất cứ đâu, đó là do con người. Có những người ăn cắp quen thành thói quen, họ có thể lấy những đồ rẻ tiền nhất.

Tôi cũng từng mất cái áo da thượng hạng ở Mỹ, sau đó họ đưa tôi ra cửa hàng để mua đền cái khác nhưng tôi không thấy cái nào ưng như cái bị mất nên tôi không chọn cái khác. Khi tôi nói chuyện mất cắp ở Mỹ không ai tin nhưng đi nhiều nơi, tôi thấy chuyện ăn cắp xảy ra ở các nơi. Và nơi đâu họ cũng có cách chống lại nạn này.

Ở Nga có cái hay để chống lại nạn “cầm nhầm” đó là khi vào các nhà hàng hay các khách sạn nếu mùa đông họ có chỗ gửi áo khoác. Có người giữ cho và họ phát thẻ. Mình đưa thẻ thì họ trả áo cho mình. 

Khi ra nước ngoài ăn cắp thì không thể chấp nhận được – đó là phản ứng của dư luận với những người này. Nhiều người biện minh rằng vì mình quá thích, họ bị cám dỗ và lúc đó mấy hết lý trí nên đã ăn trộm. Họ không biết rằng họ đã làm hình ảnh người Việt càng nên xấu xí. Giáo sư đi nước ngoài thường xuyên, ông có bao giờ bị những cám dỗ hàng hiệu hay một vật nào đó mình thích? 

Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Nếu gặp đồ mình thích, ai cũng muốn lấy nó, sở hữu nó thì nguy. Tôi cũng từng dùng kính của hãng ấy và tôi thấy rất thích. Nhưng không phải thích là được phép lấy. Lúc ấy mình phải có sĩ diện của mình. Tôi đã từng thích nhiều thứ và từng đấu tranh không thể lấy nó được. 

Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này, có lần, tôi đi tham gia hội thảo ở Mỹ, tôi đến sống ở một gia đình. Ông bà chủ bố trí cho tôi nằm ở chỗ thư viện của ông bà ấy. Trong thư viện ấy có cuốn sách tôi rất thích. Cả đêm tôi cứ nghĩ đến cuốn sách băn khoăn không ngủ. Nhưng cuối cùng mình cũng có sĩ diện của mình, tôi cũng phải đấu tranh bản thân và bỏ nó ra. Hôm sau, tôi nói với họ rằng thư viện của họ có cuốn sách rất hay và họ đã tặng nó cho tôi. 

Tuy nhiên, có những người họ không bỏ qua cám dỗ được dù đồ vật đó chẳng có giá trị nhiều. Tôi có quen một anh bạn sinh viên rất đẹp trai, ăn mặc sáng sủa. Khi lên miền núi công tác, quay đi quay lại anh ta đã lấy một cái đèn pin của ông chủ tịch tỉnh. Tôi biết trước đó, anh ta cũng dính vài vụ ăn cắp vặt. Có lẽ, nó trở thành bản tính. Nhiều người khi lỡ “cầm nhầm” họ tự nhủ sẽ rút kinh nghiệm lần sau không như thế nhưng có những người họ thấy không lấy không được.

Theo ông, trộm cắp xảy ra ở khắp nơi không riêng gì ở Việt Nam, vậy tại sao người Việt vẫn bị gắn mác “người Việt xấu xí”?

Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Tôi không biết nói thế nào nhưng thực sự người Việt nhiều cái xấu lắm. Tôi nghĩ cái xấu của người Việt là từ sinh hoạt. Đây là vấn đề của môi trường xã hội này sang xã hội khác có những chênh lệch khiến con người chưa thích ứng được. Đây là một thứ nó xấu xí không lý giải được, có tính chất hình như theo gen. Từ tác phong đi lại cho đến cái ăn. 

Ở Phương Tây, người ta ăn vừa phải nhất là ăn buffet. Họ chỉ lấy vừa ăn còn người Việt mình thì lấy đầy ụ cả lên, có khi không ăn hết đã bỏ đó, đi lấy cái khác gây lãng phí tạo ra ác cảm cho người ta. Nhiều người Việt cho rằng phải thừa bứa, ăn phải thừa, đổ đi mới là sang, là văn mình. Có lẽ đây là do tâm lý no trong bụng, đói con mắt.

Không chỉ lãng phí trong sinh hoạt, khi đi ra nước ngoài, tôi đã chứng kiến rất nhiều cảnh người Việt đi theo đoàn, hỏi giá hết cái này đến cái kia, hỏi rất kỹ nhưng không mua. Ở nước ngoài cũng có chuyện họ xem hàng và không mua nhưng chuyện hỏi giá nhiều họ rất ít, chỉ khi nào họ thực sự thích họ mới hỏi kỹ người bán. Còn ở Việt Nam thì thích hay không cũng hỏi kỳ cùng và rồi lại kết luận “có rẻ cũng không mua”.

Có lúc, đi cùng nhiều người Việt Nam đến các địa điểm du lịch khi biết là người Việt Nam người ta xua luôn, nhất là khách Việt đi từng đoàn. Người mình đi đến đâu nói to, cười đùa gây ồn ào, họ không thích nữa. Thực ra cái kiểu đi đâu đi theo đoàn cũng có thể để cho đỡ lạc, để dễ quản lý tuy nhiên nhiều nơi họ lại không thích cả đoàn vài chục người. Nhất là khi cả đoàn vào người này hỏi, người kia hỏi khiến người ta rất khó chịu. Mình còn thấy khó chịu nữa là người khác. Nên ở nhiều nơi họ ác cảm với người Việt lắm.

Về tác phong làm việc thì tôi không cần bàn ai cũng biết rồi nhưng tôi sợ nhất cái xấu xí của người Việt đó là không trung thực.

Ông có thể lý giải rõ điều này hơn được không? Theo ông làm thế nào mới có thể thay đổi được những hành động xấu xí này?

Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Người Việt không trung thực với chính bản thân mình cũng như với người khác. Ngay cả nhiều nhà khoa học, cái cần trung thực nhất họ cũng không trung thực. Tôi không nói đến chuyện đạo văn, xào luận án. Đạo văn ở nước ta thì ghê rồi. Tôi kể ra trường hợp thế này: có cuộc hội thảo bên ngoài hành lang thì họ nói rất trung thực phải phát biểu cái này, phát biểu cái kia nhưng khi vào trong hội thảo thì họ lại nói cái khác.

Nhiều lần tôi chất vấn lại, sao ở ngoài anh nói thế này mà vào trong lại khác, họ bảo nói thật sợ làm ảnh hưởng đến các chuyện abc. ...

Tôi cũng từng nói các vấn đề “đụng trời” nhưng may được mọi người tán thành. Ở mọi lĩnh vực, tôi đều thấy con người sống hai mặt. Ai cũng biết sự thật nhưng không ai nói. Tôi nghĩ, nếu mình được nói nên thành thật, không nói thì thôi.

Vâng xin cảm ơn giáo sư! 

Ph. Thúy

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !