Giám đốc Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu xin lỗi vì vội vã với mô hình học VNEN

“Cho phép tôi xin lỗi và xin hứa sẽ có những cố gắng có những thay đổi để phát triển giáo dục một cách hiệu quả và toàn diện hơn”, ông Nguyễn Thanh Giang chia sẻ.

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VI, ông Nguyễn Thanh Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT đã xin lỗi về việc chủ trì tham mưu mô hình VNEN trên địa bàn tỉnh nhà.

Tại kỳ họp thứ 5, ông Nguyễn Thanh Giang đã nhận lỗi rằng trong quá trình tham mưu cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở đã quá nóng vội với mong muốn đổi mới một cách nhanh chóng mà không tính toán hết bài toán thực tế.

“Về một nội dung của chương trình học VNEN mà ngành giáo dục chủ trì tham mưu đã khiến các lãnh đạo tỉnh, HĐND phải vất vả. Cho phép tôi xin lỗi và xin hứa sẽ có những cố gắng có những thay đổi để phát triển giáo dục một cách hiệu quả và toàn diện hơn”, ông Nguyễn Thanh Giang chia sẻ tại kỳ họp. 

Lớp học theo mô hình VNEN (Ảnh minh hoạ)

Được biết, Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong số các địa phương triển khai mô hình học VNEN từ những năm đầu tiên. Tuy nhiên, việc triển khai được áp dụng rộng mà chưa giải quyết tốt bài toán về trường lớp cũng như đội ngũ, tư tưởng, nguyện vọng của học sinh. Sắp tới UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức một hội nghị để đánh giá lại mô hình học VNEN. Sau hội nghị này, sẽ có những định hướng cụ thể.

Trước đó, tại Trường THCS Đất Đỏ tại Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều phụ huynh đã làm đơn xin rút con khỏi các lớp học theo mô hình VNEN. Trong năm học trước, một số trường THCS ở tỉnh Đắk Lắk và địa phương khác cũng xảy ra tình trạng phản đối mô hình học này.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã có ý kiến chỉ đạo thống nhất chủ trương dừng việc sử dụng sách giáo khoa chương trình thử nghiệm và việc thực hiện mô hình trường học mới VNEN trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh từ năm học 2016-2017 để trở lại phương pháp học truyền thống.

Tuy nhiên cần xem xét vận dụng linh hoạt, sáng tạo những ưu điểm của mô hình VNEN để tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học sinh như cuối buổi học hoặc ngày học, tuần học của học sinh trong từng lớp học…nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao VNEN từng được các chuyên gia của Bộ GD&ĐT khen ngợi “nức nở” nhưng sau khi triển khai lại gặp phải phản ứng gay gắt từ phía phụ huynh và học sinh? Thậm chí, giáo viên và phụ huynh ở nhiều nơi còn mong muốn “xóa sổ” mô hình này ra khỏi hệ thống giáo dục.

“Nếu dừng việc triển khai mô hình trường học mới VNEN thì đồng nghĩa với việc những học sinh đã học chương trình này phải quay lại học chương trình truyền thống? Liệu các em có theo kịp không? Có thiệt thòi cho các em khi bị mang ra làm “chuột bạch” không? Rồi thế hệ tương lai chúng ta sẽ về đâu?”, một phụ huynh chia sẻ.

Tháng 8/2016, đánh giá về mô hình VNEN, Bộ GD&ĐT đã thừa nhận những bất cập vẫn còn tồn tại trong quá trình triển khai nên dẫn đến nhiều băn khoăn trong dư luận.

Dự án triển khai thí điểm VNEN tại Việt Nam được Quỹ Hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tài trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD. Mô hình này khởi nguồn từ Colombia những năm 1995-2000 để dạy HS trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy HS làm trung tâm. Sau hơn ba năm triển khai mô hình trường học mới (VNEN) tại Việt Nam (từ năm học 2012-2013), cả nước có 54 tỉnh, thành triển khai mô hình này với 2.365 trường tiểu học và hơn 1.000 trường THCS.

Theo văn bản của Bộ GD&ĐT đưa ra hồi tháng 3-2016, dự án này kết thúc từ ngày 31-5-2016 và dự án bắt đầu ngừng hỗ trợ kinh phí cho các trường.

Đối với cấp tiểu học, năm học 2011 - 2012, Bộ GD&ĐT tiến hành thí điểm mô hình tại 6 tỉnh là: Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Kon Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa (với 48 lớp 2, tại 24 trường ở 12 huyện).

Năm 2016 - 2017, các trường tiểu học thuộc Dự án là 1.370 trường, giảm 73 trường của Hà Giang và 4 trường của các tỉnh khác do sáp nhập trường; có 3.067 trường không thuộc Dự án tự nguyện tham gia áp dụng mô hình.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !