Giải mã căn bệnh đã giết chết nhà bác học Stephen Hawking

Các nhà sinh học từ đại học tổng hợp Harvard, Mỹ, đã phát hiện ra rằng, có một loại gen quá hoạt tính dẫn đến căn bệnh mà nhà vật lý thiên văn Stephen Hawking phải chịu đựng trong hơn 50 năm.
Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) là bệnh nan y nghiêm trọng của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tê liệt tứ chi và teo cơ. Cố gắng điều trị cũng chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Thông thường, bệnh nhân tử vong sau vài năm bị suy phổi. Chỉ có hai trường hợp chấm dứt được bệnh gần như hoàn toàn. Đó là nhà vật lý - thiên văn Stephen Hawking và nghệ sĩ guitare Jason Becker, cả hai đều là người Anh. Nhà khoa học Stephen Hawking đã chống lại căn bệnh quái ác trong hơn 50 năm, mất dần khả năng vận động, cho đến khi ông qua đời hồi tháng 3 năm ngoái do ngừng thở.

Nhà khoa học Stephen Hawking đã chống lại căn bệnh quái ác trong hơn 50 năm, mất dần khả năng vận động, cho đến khi ông qua đời hồi tháng 3 năm ngoái do ngừng thở.


Một nhóm các nhà sinh học phân tử và chuyên gia di truyền học, từ đại học tổng hợp Harvard, dưới sự lãnh đạo của ông Aaron Gitler, đã khám phá và giải mã bí mật trong sự phát triển của căn bệnh này, sau khi nghiên cứu cách thức hoạt động của gen trong các tế bào thần kinh của người khỏe mạnh và người mang ALS.

Nhiều nạn nhân của căn bệnh này là người mang một đột biến chung trong ADN - số lần lặp lại quá nhiều trong gen C9orf72. Phần ADN này chịu trách nhiệm lắp ráp một số protein liên quan đến việc truyền tín hiệu giữa tế bào thần kinh, xuất hiện các đoạn lặp này theo một cách nào đó góp phần vào sự phát triển của hai bệnh cùng lúc - ALS và một dạng lú lẫn suy giảm trí nhớ do tuổi già.

Bệnh xơ cứng teo cơ một bên ALS đã khiến hệ thần kinh trung ương của nhà khoa học Stephen Hawking bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến tê liệt tứ chi và teo cơ.


Chính gen này gắn với sự phát triển bệnh xơ cứng teo cơ một bên như thế nào, thì các nhà khoa học còn chưa biết, mà họ cũng không hiểu vai trò của nó trong hoạt động não. Chuyên gia Gitler và các đồng nghiệp đã cố gắng thu nhận giải đáp cho câu hỏi này, bằng cách nghiên cứu quá trình lắp ráp các phân tử protein liên quan đến gen C9orf72.

Chuyên gia Shizuka Yamada, một đồng nghiệp của ông Gitler ở trường đại học Havard, giải thích: “Vấn đề bao hàm ở chỗ, về nguyên tắc, những protein này không nên sinh sản. Những lặp lại chứa trong phần “rác thải” của gen và theo lý thuyết, chúng không mã hóa được chuỗi axit amin. Tuy nhiên, vì sao đó, các tế bào vẫn cứ đọc và sao chép các đoạn lặp lại này”.

Các nhà khoa học đã tìm thấy nguyên nhân của điều này ở một nơi hoàn toàn bất ngờ - trong các tế bào nấm men. Hóa ra ADN của các loại nấm đơn bào này cũng chứa các đoạn lặp tương tự, được đọc và xử lý bởi gen RPS25.

Phân đoạn ADN này chịu trách nhiệm về việc lắp ráp và vận hành protein cùng tên, nằm trong thành phần của cái gọi là ribosome – “nhà máy sản xuất protein” chính của tế bào.

Trước đây, RPS25 không phải là cái gì thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, vì phần ribosome này không tham gia vào quá trình lắp ráp các phân tử protein “chuẩn” và về cơ bản, chỉ liên quan chủ yếu đến những bệnh nhiễm virus khác nhau. Như thể hiện qua các thí nghiệm trên nấm men, việc loại bỏ hoặc ngăn chặn công việc của phần ribosome này sẽ triệt tiêu mạnh khả năng đọc các đoạn lặp lại và sản xuất protein gắn với nó, làm giảm nồng độ của chúng xuống 50%.

Stephen Hawking mắc chứng bệnh xơ cứng teo cơ ALS từ năm 21 tuổi, khiến ông phải sống trong trạng thái liệt toàn thân và phải ngồi xe lăn trong phần lớn cuộc đời còn lại của mình.


Thu được kết quả tương tự, các nhà khoa học đã kiểm tra xem điều gì sẽ xảy ra, nếu như “chiến dịch” tương tự được thực hiện trong các tế bào của người mắc bệnh giống như Stephen Hawking. Để làm điều này, các nhà khoa học đã tạo ra một Retrovirus đặc biệt, loại bỏ RPS25 và chèn một đoạn ADN ngắn vào trong tế bào, tương tự như đoạn chính của gen C9orf72.

Chuyên gia Shizuka Yamada cho biết thêm: “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy rằng, việc phong tỏa RPS25 trong tế bào của người, đã làm giảm đáng kể tốc độ tích lũy các mảnh vụn “rác thải” protein trong tế bào. Dù cấu trúc của các phần ADN khác gắn với protein độc hại không thay đổi, nhưng vô hiệu hóa phần genome này đã làm giảm mạnh hoạt tính của chúng”.

Căn bệnh ALS cũng lấy đi của Stephen Hawking khả năng nói chuyện, buộc ông phải giao tiếp thông qua một thiết bị tạo giọng nói, được gắn trực tiếp vào chiếc xe lăn.


Đồng thời có điều thú vị là các nhà khoa học không nhận thấy bất kỳ thay đổi có thể nhìn rõ nào khác, trong quá trình lắp ráp protein bình thường và hoạt động sống của cả tế bào nấm men, cũng như tế bào của người. Vì nguyên nhân này, hiện còn khó nói việc loại trừ toàn bộ sao chép của RPS25 sẽ dẫn đến điều gì.

“Dù sao chăng nữa, các thí nghiệm trên ruồi giấm bị mắc bệnh giống như ALS cho thấy sự giảm bớt hoạt tính đơn giản của RPS25 đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của chúng. Điều này nói lên khả năng sử dụng cách tiếp cận tương tự, để cứu mạng sống của những người mang mầm bệnh như của Stephen Hawking”, các nhà khoa học kết luận.

Theo Khám phá

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !