Gia phong là của cải quý giá nhất của gia đình
Trước đây, gia phong là nền tảng cơ nghiệp của dòng họ lớn thì nay gia phong là nền tảng để xây dựng giá trị gia đình hạnh phúc.
Suy nghĩ của cha mẹ thường quyết định giá trị của gia đình. Lời nói và việc làm của cha mẹ định hướng cho bầu không khí của cả gia đình, đó là nề nếp gia phong.
Nề nếp gia đình tốt có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ mai sau, thậm chí quyết định thái độ, sự tự tin và thành công của con cái khi ra ngoài xã hội.
Một gia đình nền nếp cần có sự hòa nhã
Một người phụ nữ hay to tiếng với chồng con, một lần chị bị viêm họng rất nặng và khản tiếng không nói chuyện nổi. Hôm ấy, chồng về bảo quần áo bẩn quên cho vào máy giặt nên vẫn còn ngâm đó, chị không nói chỉ lắc đầu cho qua. Buổi tối, con đi học về, mẹ đang nấu cơm trong bếp, con chạy đến bảo bị điểm kém, xin mẹ đừng mắng, chị xoa đầu con trai, xua tay và mỉm cười cho qua.
Ảnh minh họa.
Hôm đó, không khí trên bàn ăn khác hẳn, con trai còn vui vẻ nói: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ đẹp quá!”, bố hỏi tại sao thì con nói: “Bởi vì hôm nay mẹ cười nhiều, không tức giận và mắng con”. Khoảnh khắc đó, chị rất xúc động vì cảm nhận được hơi ấm gia đình.
Khi ra ngoài, chúng ta thường tỏ ra hòa nhã và lịch sự trong cách cư xử với người khác. Nhưng khi về đến nhà lại thường tỏ ra nóng nảy, cáu kỉnh, xấu tính và thờ ơ khi đối diện với bố mẹ, vợ chồng và con cái. Đừng để lại những cảm xúc không tốt cho gia đình, sau tất cả gia đình là điều quý giá nhất.
Gia đình nền nếp cần có sự giao tiếp, lắng nghe
Nhà giáo dục nổi tiếng Liang Qichao có 9 người con, tất cả đều trở thành người tài năng. Dù đông con nhưng ông giáo dục con rất nghiêm khắc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và dạy dỗ chúng theo năng khiếu. Dù cáccon ở đâu, ông vẫn thường xuyên viết thư để giao lưu, thậm chí còn bày tỏ sự quan tâm, nhớ nhung của mình, mong các em không học hành mệt mỏi.
Giao tiếp là cầu nối tâm hồn. Giao tiếp tốt sẽ giúp các thành viên xích lại gần nhau hơn và làm cho tình cảm vợ chồng, cha mẹ và con cái khăng khít hơn.
Ảnh minh họa.
Nền nếp gia đình là chia sẻ việc nhà
Nhà là mái ấm chung, công việc nội trợ không phải của riêng ai. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, để có cuộc sống tốt hơn cho gia đình thì vợ chồng đều ra ngoài làm việc, khi về nhà, việc nhà nên để cả hai vợ chồng cùng làm. Nếu một người kiệt sức và người kia nằm chơi xơi nước thì sự bất mãn sẽ tích tụ và các cuộc cãi vã sẽ trở nên thường xuyên.
Cùng làm việc nhà sẽ hiệu quả hơn, đồng thời vợ chồng cũng có thể trải lòng với nhau những khó khăn trong công việc, từ đó nâng cao tình cảm. Nếu có con cái trong gia đình, hãy cùng nhau tham gia để biến việc nhà trở thành khoảng thời gian vui vẻ của cha mẹ - con cái, điều này không chỉ mang lại những kỷ niệm vui vẻ, mà còn trau dồi khả năng tự lập, tính trách nhiệm cho trẻ.
Ảnh minh họa.
Biết cảm thông, chia sẻ
Có một vấn đề nhiều nhà gặp phải đó là vợ trách chồng vô tâm, không chăm sóc gia đình, suốt ngày chỉ đi làm, vui vẻ với đồng nghiệp. Chồng thì chê vợ lười nhác, có tí việc nhà cũng làm không xong mà còn than mệt.
Nhưng trên thực tế, đàn ông ra ngoài làm việc cũng rất vất vả, chạy đôn chạy đáo. Người phụ nữ cũng tất bật trông coi nhà cửa, giặt giũ, nấu nướng và chăm con. Nhưng tất cả đều chỉ thấy sự cố gắng của bản thân mà không thấy được sự cố gắng của người kia, mâu thuẫn sẽ chỉ ngày càng gia tăng.
Vì vậy, sống trong một gia đình hãy học cách thông cảm, thấu hiểu và sẻ chia vui buồn cuộc sống với nhau. Nề nếp gia phong là cách mà người một nhà cư xử với nhau. Cha mẹ và con cái tình cảm sâu nặng, tin cậy lẫn nhau, anh em đồng tâm hiệp lực, vợ chồng thương yêu nhau thì gia đình mới vững bền, hưng thịnh.
Câu chuyện đẹp phía sau clip ông bố và 'rể Tây' quẩy tưng bừng trong nhà
Khoảnh khắc ông bố cùng chàng rể tương lai người Nga lắc lư theo điệu nhạc khiến dân mạng vô cùng thích thú.
Theo giadinhonline.vn