Gia đình mang dòng máu hiếm cứu người
Cả 5 người trong gia đình ông Trần Rê, ở thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam), người ít nhất là 7 lần tình nguyện hiến máu cứu người. Đặc biệt, cả gia đình đều có loại máu hiếm AB.
Ông Trần Rê không nhớ mình đã bao nhiêu lần hiến máu cứu người, nhưng ông nói “cơ duyên” đó trong một dịp rất tình cờ. Một ngày giữa năm 1989, vì cuộc mưu sinh mà ông phải từ giã vợ và cô con gái đầu lòng hơn một tuổi để vào TP.Hồ Chí Minh làm thuê. Hôm chở người làm cùng công trình cấp thoát nước vào Bệnh viện 179 cấp cứu do bị tai nạn lao động. Trong lúc ngồi trực bệnh thì ông nghe thông tin có bệnh nhân cần máu gấp mà bệnh viện đang thiếu máu. Vậy là ông tình nguyện hiến luôn 250ml máu. “Lúc đó, chỉ biết bệnh nhân không được truyền máu kịp thời sẽ không qua khỏi, mình khỏe mạnh thì hiến máu thôi chứ không nghĩ gì nhiều” - ông Rê bộc bạch.
Sau lần hiến máu đầu tiên, ông Trần Rê còn tham gia nhiều đợt hiến máu tình nguyện do địa phương hoặc những nơi ông tạm trú tại TP.Hồ Chí Minh phát động. Ông nghĩ, người bệnh thiếu máu thì chết, người khỏe mạnh hiến một đơn vị máu vẫn bình thường. Như vậy, hiến máu cứu người là trong tầm tay. Bệnh nhân khỏe mạnh sau khi khỏi bệnh nhờ nhận máu chắc chắn cũng sẽ tham gia hiến máu tình nguyện. Có kinh nghiệm và tìm hiểu kỹ về việc hiến máu cứu người, ông Trần Rê vận động vợ con, người thân và bà con trong thôn xóm tham gia hiến máu.
Nói đi đôi với làm, năm 2007, khi Hội Chữ thập đỏ xã Đại Cường phát động phong trào hiến máu tình nguyện tại các thôn trên địa bàn, ông Trần Rê cùng vợ là bà Nguyễn Thị Gọn, các con Trần Phi Yến (SN 1988), Trần Tiến Phụng (SN 1991) và Trần Địch Long (SN 1993) đến khu văn hóa làng Quảng Đại để hiến máu. Lần này, ông Trần Rê hiến 350ml, vợ và các con ông hiến mỗi người 250ml. Tất cả thành viên trong gia đình ông đều cùng nhóm máu hiếm AB, nhóm máu được xem là “chỉ cho mà khó nhận”.
Từ năm 2007 đến nay, “ngân hàng máu sống” của gia đình ông Trần Rê thường xuyên tham gia hiến mứu cứu người. Gia đình ông cũng là một trong những thành viên tích cực của câu lạc bộ hiến máu tình nguyện của thôn, xã. Hỏi đã mấy lần hiến máu cứu người, ông Trần Rê chỉ cười, không nhớ rõ bao nhiêu, nhưng theo ông ít nhất cũng trên 20 lần; có những lần cho máu đột xuất không cần lấy giấy chứng nhận... Vợ ông, bà Nguyễn Thị Gọn hiến máu 7 lần, các con ông mỗi người hiến 10 lần. Cô con gái đầu Trần Phi Yến khi còn là sinh viên Trường CĐ Y tế Quảng Nam là đoàn viên tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện tại trường. Hiện nay, Phi Yến công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, và vẫn thường xuyên tham gia các đợt hiến máu tình nguyện. Cậu con trai út Địch Long đang là chiến sĩ tại Trại giam An Điềm. Ông Trần Rê tâm sự: “Năm 2014 này, tôi đã hai lần hiến máu tình nguyện, mỗi lần một đơn vị máu. Vợ chồng và các con tôi xác định, mục đích của hiến máu là cứu người. Mỗi dịp hiến máu là mỗi lần được kiểm tra sức khỏe cho cả gia đình, cũng là nguồn dự trữ để nhận được máu khi cần thiết. Hiến máu cứu người là cao cả, nhưng để dự trữ máu cứu mình cũng rất quan trọng”.
Ông Trần Rê và gia đình rất vui khi phong trào hiến máu tình nguyện đã được người dân thôn Quảng Đại 2 nhiệt tình tham gia. Trong thôn, hiện có 5 gia đình tham gia tích cực trong câu lạc bộ hiến máu xã Đại Cường. Phong trào hiến máu nhân đạo lan tỏa khắp các tổ đoàn kết, toàn dân tự nguyện đăng ký tham gia, bởi ngoài việc tuyên truyền vận động, người dân còn chứng kiến những chuyện thực tế xảy ra trên quê hương, mà nếu không được hiến máu kịp thời thì có người trong thôn đã bị chết. Đó là trường hợp của anh L.Q.T. (người cùng thôn), bị tai nạn giao thông nặng, mất rất nhiều máu. Khi nghe tin, nhiều người dân trong thôn đã đến bệnh viện nơi anh T. đang cấp cứu để cho máu. Nhờ những giọt máu nghĩa tình của bà con quê hương mà anh T. tai qua nạn khỏi, khỏe mạnh trở lại. Ông Trần Rê còn cho biết thêm, có những trường hợp tham gia hiến máu mới biết mình mắc bệnh, nhất là bệnh liên quan đến vi rút viêm gan siêu vi B. Như trường hợp của chị N., người dân xóm trên, sau khi xét nghiệm để hiến máu tình nguyện, các bác sĩ đã khuyến cáo chị đi kiểm tra vì nghi ung thư gan. Chị N. lập tức đi kiểm tra và phát hiện ung thư gan giai đoạn đầu. Nhờ phát hiện và cứu chữa kịp thời nên chị đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.
Ông Nguyễn Văn Tám - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đại Cường cho biết, toàn xã có 2.300 hộ dân, năm nào cũng hiến hơn 200 đơn vị máu, hầu như mỗi hộ ở đây đều có người từng đi cho máu. Tại 7/9 thôn của xã đã có câu lạc bộ hiến máu tình nguyện. Quảng Đại 1, Quảng Đại 2, Gia Bắc, Ô Gia Nam…, những thôn này đều có hơn 40 tình nguyện viên là nông dân đăng ký hiến máu mỗi năm hai lần. Ngoài ra, bất kể khi nào có người cần máu thì các thành viên đều sẵn sàng hiến tặng. “Gia đình anh Trần Rê được UBND xã tặng giấy khen vì có đóng góp tích cực hiến máu cứu người năm 2013. Đó là sự ghi nhận cho việc làm nghĩa tình và cao cả của gia đình anh” - ông Tám nhấn mạnh.
Theo Lê Phước Lan Nhi/ Quảng Nam online
Ông Trần Rê - người không dưới 20 lần hiến máu, cứu người. Ảnh: L.P.L.N |
Sau lần hiến máu đầu tiên, ông Trần Rê còn tham gia nhiều đợt hiến máu tình nguyện do địa phương hoặc những nơi ông tạm trú tại TP.Hồ Chí Minh phát động. Ông nghĩ, người bệnh thiếu máu thì chết, người khỏe mạnh hiến một đơn vị máu vẫn bình thường. Như vậy, hiến máu cứu người là trong tầm tay. Bệnh nhân khỏe mạnh sau khi khỏi bệnh nhờ nhận máu chắc chắn cũng sẽ tham gia hiến máu tình nguyện. Có kinh nghiệm và tìm hiểu kỹ về việc hiến máu cứu người, ông Trần Rê vận động vợ con, người thân và bà con trong thôn xóm tham gia hiến máu.
Nói đi đôi với làm, năm 2007, khi Hội Chữ thập đỏ xã Đại Cường phát động phong trào hiến máu tình nguyện tại các thôn trên địa bàn, ông Trần Rê cùng vợ là bà Nguyễn Thị Gọn, các con Trần Phi Yến (SN 1988), Trần Tiến Phụng (SN 1991) và Trần Địch Long (SN 1993) đến khu văn hóa làng Quảng Đại để hiến máu. Lần này, ông Trần Rê hiến 350ml, vợ và các con ông hiến mỗi người 250ml. Tất cả thành viên trong gia đình ông đều cùng nhóm máu hiếm AB, nhóm máu được xem là “chỉ cho mà khó nhận”.
Từ năm 2007 đến nay, “ngân hàng máu sống” của gia đình ông Trần Rê thường xuyên tham gia hiến mứu cứu người. Gia đình ông cũng là một trong những thành viên tích cực của câu lạc bộ hiến máu tình nguyện của thôn, xã. Hỏi đã mấy lần hiến máu cứu người, ông Trần Rê chỉ cười, không nhớ rõ bao nhiêu, nhưng theo ông ít nhất cũng trên 20 lần; có những lần cho máu đột xuất không cần lấy giấy chứng nhận... Vợ ông, bà Nguyễn Thị Gọn hiến máu 7 lần, các con ông mỗi người hiến 10 lần. Cô con gái đầu Trần Phi Yến khi còn là sinh viên Trường CĐ Y tế Quảng Nam là đoàn viên tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện tại trường. Hiện nay, Phi Yến công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, và vẫn thường xuyên tham gia các đợt hiến máu tình nguyện. Cậu con trai út Địch Long đang là chiến sĩ tại Trại giam An Điềm. Ông Trần Rê tâm sự: “Năm 2014 này, tôi đã hai lần hiến máu tình nguyện, mỗi lần một đơn vị máu. Vợ chồng và các con tôi xác định, mục đích của hiến máu là cứu người. Mỗi dịp hiến máu là mỗi lần được kiểm tra sức khỏe cho cả gia đình, cũng là nguồn dự trữ để nhận được máu khi cần thiết. Hiến máu cứu người là cao cả, nhưng để dự trữ máu cứu mình cũng rất quan trọng”.
Ông Trần Rê và gia đình rất vui khi phong trào hiến máu tình nguyện đã được người dân thôn Quảng Đại 2 nhiệt tình tham gia. Trong thôn, hiện có 5 gia đình tham gia tích cực trong câu lạc bộ hiến máu xã Đại Cường. Phong trào hiến máu nhân đạo lan tỏa khắp các tổ đoàn kết, toàn dân tự nguyện đăng ký tham gia, bởi ngoài việc tuyên truyền vận động, người dân còn chứng kiến những chuyện thực tế xảy ra trên quê hương, mà nếu không được hiến máu kịp thời thì có người trong thôn đã bị chết. Đó là trường hợp của anh L.Q.T. (người cùng thôn), bị tai nạn giao thông nặng, mất rất nhiều máu. Khi nghe tin, nhiều người dân trong thôn đã đến bệnh viện nơi anh T. đang cấp cứu để cho máu. Nhờ những giọt máu nghĩa tình của bà con quê hương mà anh T. tai qua nạn khỏi, khỏe mạnh trở lại. Ông Trần Rê còn cho biết thêm, có những trường hợp tham gia hiến máu mới biết mình mắc bệnh, nhất là bệnh liên quan đến vi rút viêm gan siêu vi B. Như trường hợp của chị N., người dân xóm trên, sau khi xét nghiệm để hiến máu tình nguyện, các bác sĩ đã khuyến cáo chị đi kiểm tra vì nghi ung thư gan. Chị N. lập tức đi kiểm tra và phát hiện ung thư gan giai đoạn đầu. Nhờ phát hiện và cứu chữa kịp thời nên chị đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.
Ông Nguyễn Văn Tám - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đại Cường cho biết, toàn xã có 2.300 hộ dân, năm nào cũng hiến hơn 200 đơn vị máu, hầu như mỗi hộ ở đây đều có người từng đi cho máu. Tại 7/9 thôn của xã đã có câu lạc bộ hiến máu tình nguyện. Quảng Đại 1, Quảng Đại 2, Gia Bắc, Ô Gia Nam…, những thôn này đều có hơn 40 tình nguyện viên là nông dân đăng ký hiến máu mỗi năm hai lần. Ngoài ra, bất kể khi nào có người cần máu thì các thành viên đều sẵn sàng hiến tặng. “Gia đình anh Trần Rê được UBND xã tặng giấy khen vì có đóng góp tích cực hiến máu cứu người năm 2013. Đó là sự ghi nhận cho việc làm nghĩa tình và cao cả của gia đình anh” - ông Tám nhấn mạnh.
Theo Lê Phước Lan Nhi/ Quảng Nam online
1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.
Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa
Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.
Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người
Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.