Ghen thô bạo - biểu hiện của kẻ "cuồng yêu"

Những vụ giết người mình yêu, giết người không yêu mình đang diễn ra ngày một nhiều, cho thấy sự manh động, liều lĩnh của một bộ phận người trẻ, kể cả những người có học thức.
Ghen thô bạo - biểu hiện của kẻ

Đối tượng Nguyễn Đăng Thành, kẻ đã giết chị Vũ Thị Hoàng Anh vì yêu đơn phương

Khi vụ án kỹ sư Nguyễn Đăng Thành đã đâm chết chị Vũ Thị Hoàng Anh do yêu đơn phương nhưng không được đối phương chấp nhận mới được mang ra xét xử khiến dư luận đang đặc biệt quan tâm thì mới đây nhất, tại TP.HCM lại tiếp tục có vụ nam thanh niên dùng dao đâm bạn gái rồi tự sát tại đường Tôn Đức Thắng (P.Bến Nghé, Q.1) sau khi bạn gái yêu cầu chia tay...

Những vụ việc tương tự như vậy khiến dư luận chấn động, hoang mang và lo sợ trước một bộ phận người trẻ manh động, liều lĩnh, không tôn trọng mạng sống của chính mình và người khác vì chứng "cuồng yêu". 

PGS.TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cho biết, hiểu một cách đơn giản theo nghĩa thông thường thì cuồng yêu là hiện tượng một cá nhân mong muốn sở hữu người mình yêu một cách quá mức dù chưa hẳn là người ấy yêu hay chính thức yêu hoặc có những hứa hẹn, cam kết, hẹn thề. Họ sẵn sàng làm mọi thứ, kể cả vi phạm đạo đức, pháp luật để quyết tâm theo đuổi hay sở hữu người mình yêu.

Theo TS Huỳnh Văn Sơn, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng quan trọng hơn vẫn là những nguyên nhân về tâm lý, như: Sự hụt hẫng trong đời sống gia đình với những ám ảnh thời thơ ấu; sự mất tự tin về cái tôi tình yêu; sự sang chấn sau một cú sốc về tình cảm hoặc những thất bại hay đổ vỡ không hẳn về tình yêu; sự nhận thức lệch lạc với quan điểm về tình yêu ích kỷ và sự quá đáng,…

Biểu hiện của những kẻ cuồng yêu thường là lầm lì, ít nói, không biết xấu hổ khi làm quen, chinh phục; ích kỷ, luôn nhìn thế giới theo cách của mình và hành động chủ quan, thành kiến; ghen một cách thô bạo, có những cử chỉ sở hữu và những biểu hiện tức tối mang tính bộc phát…

Theo BS Vũ Kim Hoàn, Bệnh viện Tâm thần TPHCM, “cuồng yêu” có thể được thể hiện qua hoang tưởng ghen tuông và được xem là bệnh lý.

Còn TS tâm lý Đào Lê Hòa An cho biết, tình trạng "cuồng yêu" hiện đang khá phổ biến. Tuy nhiên rất nhiều người chưa nhận thức rõ sự nghiêm trọng của vấn đề và cho rằng cuồng yêu là một trong những biểu hiện hiển nhiên trong tình yêu. Chính việc xem nhẹ này đã góp phần đẩy nhiều nạn nhân rơi vào trạng thái chông chênh, không có điểm tựa vì không tìm được giải pháp phù hợp do thiếu vốn sống, không nhận được sự hỗ trợ từ người thân lẫn cơ quan chức năng.

"Cuồng yêu" thực chất là biểu hiện của chứng rối loạn nhân cách, là một căn bệnh cần sự can thiệp của cả chuyên viên tâm lý, bác sĩ tâm thần lẫn gia đình và cơ quan chức năng.

Theo các chuyên gia tâm lý, những nạn nhân của kẻ “cuồng yêu” cần có thái độ dứt khoát, giữ khoảng cách với đối tượng, nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân hoặc cơ quan chức năng tùy cấp độ.

Bạch Dương

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !